E-learning – Mô hình đào tạo qua mạng: Lợi thế và những tiềm năng

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Phương pháp giảng dạy về y khoa trên thế giới đã thay đổi rất nhiều và Việt Nam là nước lạc hậu nhất về phương pháp giảng dạy. Cho đến nay, mặc dù đã nhiều lần kêu gọi thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng đa số vẫn giảng dạy theo phương thức thầy đọc trò chép, rồi đi thực tập ở bệnh viện, GS Huỳnh Đình Chiến – Giám độc Trung tâm Học liệu, Đại học Huế cho biết.

Tuy nhiên, do số lượng sinh viên rất đông nên khi vào phòng mổ, chỉ một số ít sinh viên đứng gần nhìn thấy trực tiếp, còn nhiều sinh viên đứng ở xa thì không thấy gì và tất nhiên là sẽ không tiếp cận được kỹ thuật một cách đầy đủ. Nếu ghi hình toàn bộ cuộc mổ đó đưa lên mạng, cộng với lời thuyết minh thì bài giảng thậm chí còn rõ hơn xem trực tiếp vì có lời giải thích vì sao lại mổ đường này, dùng kim kiểu kia¦Trong phòng mổ, thầy đâu có đủ điều kiện để nói nhiều.

Như vậy, khi đưa vidéo đó lên rõ ràng ý nghĩa bài giảng khác hẳn so với coi thật vì khi đó sẽ không hạn chế số người xem, ai muốn xem cũng được và xem một lần chưa rõ thì xem lần thứ hai, thứ ba¦nên đây là phương pháp giảng dạy cực kỳ lợi hại, GS Chiến nói. Bên cạnh đó, ngoài việc giảng dạy thông thường, trong các trường y còn có các loại hình đào tạo khác như cử tuyển, chuyên tu, tại chức, đào tạo lại¦vì với nghề bác sĩ, anh không thể học xong là xong mà hằng năm, có bao nhiêu vấn đề về chuẩn đoán và điều trị mới, các loại bệnh tật tăng lên, nếu không được đào tạo lại thì rất gay go. Do đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy là một việc làm rất quan trọng đối với các trường y khoa.

Lợi cho cả thầy và trò

Có thể nói, phương thức đào tạo trên mạng E-learning là một phương pháp đào tạo đem lại nhiều lợi ích nhất hiện nay bởi với phương pháp này, các bác sĩ có thể nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nhưng không phải gián đoaÌ£n công viêÌ£c taÌ£i bêÌ£nh viêÌ£n trong một thời gian dài. Học viên cũng có thể chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm học. Chỉ câÌ€n môÌ£t máy tính có kết nối Internet, hoÌ£c viên có thể học bất cứ lúc nào và ở đâu. Họ có thể tận dụng thời gian rỗi để truy cập vào website của khóa học để xem bài giảng, làm bài tập, bài kiểm tra hoăÌ£c tra cứu thuật ngữ chuyên ngaÌ€nh; Tham gia thảo luận trực tuyến thông qua mục chat hoăÌ£c thảo luận thông qua mục diễn đàn (forum) vêÌ€ các chủ đề liên quan đến nội dung đươÌ£c giảng daÌ£y. Vậy là thay vì phải khăn gói từ các tỉnh khác về tận trường y để học thì với E-learning, các học viên ở tận vùng sâu vùng xa, từ các trung tâm y tế xã¦có thể tham gia các khóa đào tạo một cách dễ dàng; Ngược lại, các giảng viên cũng không phải đi xa để dạy nên sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian cho cả thầy và trò.

Một ưu điểm nữa là phương thức học trên mạng kích thích người học tự tin hơn trong quá trình học tập. Một người có thể rất rụt rè trên lớp nhưng khi vào forum thì hoàn toàn tự tin để tham gia ý kiến với bạn bè và người thầy vì trước mặt họ chỉ là chiếc máy tính. Cũng không thể không nói đến điểm tích cực nữa của E-learning, đó là các bài giảng của một khóa học trên mạng có chất lượng cao hơn hẳn so với bài giảng trên lớp. Đôi khi trên lớp, thầy có thể ngẫu hứng nói chuyện hết nửa thời gian mà không ai có thể kiểm soát hoặc phê bình. Rõ ràng, chất lượng dạy trên lớp không kiểm soát được nhưng chất lượng dạy trên mạng thì có thể. Bài giảng một khi đã đưa lên mạng phải là bài giảng có chất lượng bởi đã công khai hóa thì người thầy không thể viết qua loa mà phải viết cẩn thận, chính xác, trích dẫn cũng phải nêu nguồn cụ thể, GS Chiến cho biết. Mất công lúc đầu nhưng bù lại, họ rất khỏe vì chỉ khi nào có giờ chat là phải vào chat thôi, còn forum thì khi nào vào cũng được, có thể sáng đi làm bệnh viện, chiều đi dạy, tối khám phòng mạch tư và đến khuya vào mạng vẫn có thể điều hành lớp học, rất tiện cho thầy và học trò cũng vậy. Đặc biệt với trò là bác sĩ học sau đại học rất ngại đi từ Quảng Nam, Quảng Ngãi¦ra tận Huế để học, vừa tốn chi phí ăn, ở, đi lại vừa phải đóng cửa phòng khám, đó là chưa kể nếu ở nhà có con nhỏ thì đi học xa sẽ không chăm sóc được.

Những khó khăn bước đầu

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, việc triển khai E-learning cũng gặp một số khó khăn nhất định. Để thực hiện được phương pháp học này đòi hỏi học viên phải có máy tính nối mạng, điều này đối với học viên ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Cái khó thứ hai của phương pháp này là có thể xảy ra tình trạng học thay. Tuy nhiên, đối với học qua mạng thì người học thay rất khó vì không ai dại đi học thay cả, GS Chiến nói: Tại mỗi khóa học, ngoài bài giảng ra còn có chương trình thầy trò chat với nhau, hay phải tham gia forum. Ví dụ hôm nay thầy đặt vấn đề về ung thư vú thì học trò biết gì về vấn đề này phải tham gia ý kiến. Thầy sẽ chấm điểm qua cách thức và số lượng người tham gia forum, qua mức độ tham gia các cuộc chat, qua các bài kiểm tra trên mạng và cuối cùng vẫn có bài thi. Cho nên nếu sợ sinh viên học thay thì có thể dùng phương pháp hỗn hợp, chẳng hạn như đầu khóa học, thầy gặp học trò để hướng dẫn cách tham gia lớp học, giữa khóa thầy có thể gặp trò để xem có thắc mắc gì không và cuối khóa có thể tập trung học viên về để thi kiểm tra như vậy sẽ không thể có tình trạng thi thế được, và học thì trên mạng nhưng thi là thi thật,

Ngoài những khó khăn nảy sinh ở trên, theo ThS Nguyễn Đình Hải, Trưởng phòng CNTT, TTHL, phương pháp E-learning đòi hỏi người thầy phải có hiểu biết về công nghệ thông tin (CNTT). Điều này khiến các thầy lớn tuổi rất ngại và việc hướng dẫn về các kỹ năng đưa bài giảng lên mạng cho họ khá vất vả. Việc vận động các thầy viết bài giảng để đưa lên mạng cũng là vấn đề nan giải bởi nhiều người vẫn chưa thật tự tin để đưa bài giảng của mình lên mạng. Ngoài ra, việc vận động trò cũng không kém phần vất vả do nhiều người còn quen với phương pháp học truyền thống lâu nay nên rất thụ động. Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn ban đầu bởi một khi đã bắt nhịp được với phương pháp học mới, hầu hết các học viên đều rất hứng thú với những ích lợi của E-learning.

Ngọc Hà

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email