Lễ hội Aza – mừng lúa mới là lễ hội thể hiện tình cảm gắn bó thiêng liêng của con cháu làng bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại thôn Mù Nú Tà Rá ở xã Hương Nguyên, huyện A Lưới đã diễn ra lễ hội mừng lúa mới – hay còn gọi là Tết Aza của đồng bào Cơ Tu. Người dân thôn Mù Nú Tà Rá đã cùng các già làng chuẩn bị cho lễ hội AZA – mừng lúa mới với những công việc như chuẩn bị cây nêu, cổng tre, các vật phẩm được làm công phu thể hiện các thao tác của nghề đan lát truyền thống ở Hương Nguyên, là sự tri ân đối với các vị thần cho một năm mùa màng bội thu, cầu mong sang năm may mắn, khỏe mạnh, phát đạt.
Đây là hoạt động văn hóa của đồng bào Cơ Tu được phục dựng đúng theo bản sắc văn hóa dân tộc, đúng lễ nghi và phong tục tập quán vốn đứng trước nguy cơ rơi vào quên lãng. Qua đó, lễ hội không chỉ khôi phục văn hóa bản địa với ý nghĩa tạ ơn mẹ lúa, các thần sông núi cho một năm mùa màng bội thu, cầu sang năm ruộng vườn tươi tốt mà còn tôn vinh được nét đẹp truyền thống trong sản xuất, thể hiện tình yêu và sự quý trọng thiên nhiên vốn gắn liền với đời sống của người dân ở xã Hương Nguyên.
Lễ hội gồm có các phần chính: tạ ơn thần lúa, thần núi, mẹ lúa; các điệu múa văn hóa dân gian như Tân tung za zá, dọn nương rẫy… trong không gian diễn xướng là tiếng chiêng la, trống, đàn… của những chàng trai, cô gái với trang phục thổ cẩm truyền thống của người Cơ tu. Đây không chỉ là lễ hội mà là ngày tết vui tươi, lòng thành kính của bà con đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa đã nuôi dưỡng tầng lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các hoạt động tập thể, trò chơi dân gian như nhảy sạp, quảng diễn hoạt động đan lát và đặc biệt là tái hiện giã gạo, thể hiện một năm mưa thuận gió hòa… thể hiện sự đoàn kết, kết nối trong cộng đồng.
Đặc biệt, tại lễ hội này các sản vật tạ ơn và đãi khách không còn săn bắn, hái lượm từ rừng mà bằng con cá, con heo, bò, gà… và đặc sản từ mô hình phát triển sinh kế trồng lúa Ra Dư trên đất keo tràm. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để tăng thêm tình đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong toàn dân, Lễ hội AZA được tổ chức lồng ghép với ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; là sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng, thể hiện thông điệp trân trọng thiên nhiên, giữ rừng – giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, yêu thiên nhiên – thiên nhiên đền đáp và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.
Đây là hoạt động văn hóa của đồng bào Cơ Tu được phục dựng đúng theo bản sắc văn hóa dân tộc, đúng lễ nghi và phong tục tập quán vốn đứng trước nguy cơ rơi vào quên lãng. Qua đó, lễ hội không chỉ khôi phục văn hóa bản địa với ý nghĩa tạ ơn mẹ lúa, các thần sông núi cho một năm mùa màng bội thu, cầu sang năm ruộng vườn tươi tốt mà còn tôn vinh được nét đẹp truyền thống trong sản xuất, thể hiện tình yêu và sự quý trọng thiên nhiên vốn gắn liền với đời sống của người dân ở xã Hương Nguyên.
Lễ hội gồm có các phần chính: tạ ơn thần lúa, thần núi, mẹ lúa; các điệu múa văn hóa dân gian như Tân tung za zá, dọn nương rẫy… trong không gian diễn xướng là tiếng chiêng la, trống, đàn… của những chàng trai, cô gái với trang phục thổ cẩm truyền thống của người Cơ tu. Đây không chỉ là lễ hội mà là ngày tết vui tươi, lòng thành kính của bà con đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa đã nuôi dưỡng tầng lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các hoạt động tập thể, trò chơi dân gian như nhảy sạp, quảng diễn hoạt động đan lát và đặc biệt là tái hiện giã gạo, thể hiện một năm mưa thuận gió hòa… thể hiện sự đoàn kết, kết nối trong cộng đồng.
Đặc biệt, tại lễ hội này các sản vật tạ ơn và đãi khách không còn săn bắn, hái lượm từ rừng mà bằng con cá, con heo, bò, gà… và đặc sản từ mô hình phát triển sinh kế trồng lúa Ra Dư trên đất keo tràm. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để tăng thêm tình đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong toàn dân, Lễ hội AZA được tổ chức lồng ghép với ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; là sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng, thể hiện thông điệp trân trọng thiên nhiên, giữ rừng – giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, yêu thiên nhiên – thiên nhiên đền đáp và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.
CHÂU THU HÀ