Di sản văn hóa giữa Phương Tây và Phương Đông

 

Tác giả: Fausto Pugnaloni

Giáo sư danh dự tại Đại học Huế

Giáo sư cấp cao Đại Học Bách Khoa Marche (UNIVPM), Ý

 Những ghi chép dưới đây là thành quả của tôi xoay quanh các vấn đề về Di sản văn hóa. Bản báo cáo cho các nghiên cứu trường hợp và các dự án nghiên cứu đã được phát triển trong nhiều bối cảnh và các khu vực địa lý khác nhau, trong đó có một điểm tham khảo quý báu ở đất nước Việt Nam, nơi mà tôi đã học tập và làm việc hơn hai mươi năm qua.

Một ý tưởng tạo nên bước tiến trong thời đại và tất cả chúng ta cần phải đối mặt một cách nhất quán hơn trong tương lai đó là khái niệm về tầm quan trọng của quá khứ.

Khái niệm về sự thống nhất văn hóa, các di tích khảo cổ học, các hình thức văn hóa hiện tại, các khía cạnh hữu hình của giá trị cuộc sống, tất cả những khía cạnh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại.

Di sản Văn hóa, sự quảng bá và sự tiến hóa liên tục của nó dựa trên những phát hiện khảo cổ học mới mẻ cho thấy rằng nhận thức về văn hóa ngày càng tăng, tầm quan trọng của nó được xem như là nền tảng cơ bản của cuộc sống chúng ta. Mặt khác, nghiên cứu di sản văn hóa chính là những hiểu biết của chúng ta về quá khứ, thông qua truyền thống, di tích, tài nguyên vật thể và phi vật thể.

Chỉ cần nghĩ đến vết tích rộng lớn và đa dạng của thế giới Địa Trung Hải, nó sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về kinh tế – du lịch của cuộc sống, tương tự như vậy đối với các khu vực khác (cả Châu Á). Điều quan trọng là phải nhấn mạnh đến việc cần phải bảo tồn những khu vực là trung tâm của thế giới, di sản văn hóa, những gì tạo nên con người chúng ta. Những khu vực này gần như đã bị phá hủy do các cuộc chiến tranh, những biến đổi xã hội và biến dạng kinh tế, từ đó hình thành nên quá trình chiếm đóng vì những lý do không thực tế.

Chúng ta có thể gặp nhiều thách thức và vấn đề phức tạp trong việc bảo tồn di sản và việc thấu hiểu quá khứ là nền tảng của tương lai, nhưng thực sự cần thiết trong việc biến nó trở thành dự án mang tính khả thi và được chia sẻ rộng khắp. Lưu giữ những dữ liệu minh chứng cho sự phát triển qua từng thời kỳ lịch sử, những đường lối mà con người lựa chọn, về cuộc sống ý nghĩa của mỗi người trên Trái Đất, đây chính là nền tảng để xây dựng tương lai. Tương lai và sự phát triển của nó phải được thúc đẩy thông qua đối thoại giữa các nền văn hóa sẽ làm mới khái niệm về nghiên cứu chia sẻ, phát triển các viễn cảnh tương lai, đề xuất những thực tế có thể xảy ra. Những điều này đều sẽ bị những áp lực công nghệ kiểm soát, nhưng không thể xem là lý lẽ chỉ đơn giản để từ bỏ chiều hướng lịch sử của chúng ta.

Chắc chắn rằng các quốc gia và xã hội trên thế giới đang tích cực xem xét lại một cách rạch ròi nền văn hóa của chính họ, phù hợp với cách tiếp cận quốc tế mà đặt nặng sự phụ thuộc vào nó để giúp phục hồi kinh tế của mọi lãnh thổ và quốc gia.

Đó chính là: lãnh thổ.

Rõ ràng và không thể thay đổi rằng chất lượng của không gian trái đất (ngay trong “lòng đất” đều thể hiện nguồn gốc sâu xa của lịch sử của chúng ta) phải là một yếu tố nền tảng để chúng ta xem xét. Không cần phải tiếp tục nói về tầm quan trọng của việc liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên và tôn trọng hệ thống sinh thái của nó, hay trong những năm chịu hậu quả tai hại do mất cân bằng sinh thái của hành tinh. Trên thực tế, một số khía cạnh của thế giới tự nhiên, mà ta đã từng biết đến, vừa được đưa vào danh sách những sai lầm và nỗi kinh hãi do sự “chăm sóc” thái quá.

Nghe có vẻ không tốt cho nhân loại.

Chúng ta có nên thử đặt mục tiêu mới vào quá khứ và hiện tại của chúng ta không? Liệu chúng ta có thể cầu khẩn việc khôi phục lại tình trạng như thế gần sát với khái niệm về cái ĐẸP, chúng ta có nên tự tạo ra tầng đất mùn phù hợp để tạo ra sự thay đổi lớn?

Theo dòng quá khứ đến hiện trạng tiêu cực của hành tinh vì những lựa chọn sai lầm, phải được xem là xuất phát từ sự thiếu quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị. Sự quan tâm này có thể đã dẫn chúng ta đến những con đường khác nhau, để đảm bảo danh tính nguồn cội của chúng ta. Lý do tại sao đáng để suy ngẫm như thế này là bởi vì tình hình hiện nay, do sự thống trị không kiểm soát qua bao thiên niên kỷ gây ra. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong tất cả các lĩnh vực (đặc biệt có liên quan đến tiến bộ công nghệ) không thể là hình mẫu để truyền cảm hứng cho sự thay đổi về chất trong tương lai của hệ thống tự nhiên và xã hội. Không có lập luận nào từ G20, G8, … hay từ Liên hợp quốc có thể chống lại các cơ chế kinh tế dựa trên việc khai thác không kiểm soát tài nguyên thiên nhiên.

Chúng ta có thể tự nhủ rằng các mô hình tăng trưởng chậm, dựa trên nhu cầu thực sự của con người, có thể đưa chúng ta đến gần hơn với lãnh thổ mới được phục hồi, các di tích công nghiệp bị lấy đi không thể so sánh với các di tích cổ, là biểu tượng của quá khứ huy hoàng mà chúng ta cần khám phá lại để đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của chúng ta.

Mong rằng nó có thể đem lại một quan điểm đúng đắn dựa trên giá trị của công cuộc tái khám phá quá khứ và tổ tiên của chúng ta, về tầm quan trọng của việc quy tụ về những nơi giàu văn hóa mà ngày nay lại bị gạt sang một bên không thương tiếc.

Tôi đã đến Ai Cập du lịch vài năm trước cùng với một người bạn là nhà khảo cổ học nổi tiếng. Chúng tôi đã đến thăm ốc đảo mà Alexander Đại đế thường xuyên lui tới, trong số đó có ốc đảo Shiva. Nó đã gợi lại nhiều kỷ ức đẹp đẽ trong tôi.

 

Giữa sa mạc rộng lớn, màu cát tương phản với màu xanh lá cây chủ đạo của những cây cọ, và với sự hiện diện của một thư viện nhỏ nằm cạnh bờ biển xanh, cho thấy sự chuyển giao màu sắc phong phú. Tòa nhà nhỏ nằm cạnh bờ biển đó, đã kể cho tôi hàng ngàn sự kiện trong quá khứ và cho tôi thấy một thế giới đầy hấp dẫn vừa rất gần mà cũng thật xa xôi, dựa vào đó mà có thể xác định thời gian và hoàn cảnh quá khứ của một thời đại để hiểu được lịch sử của con người.

Tiếp tục cách tiếp cận này… trong khi sự sống trên Trái Đất vẫn tiếp diễn.

 

 (Thuỷ Tiên dịch)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email