XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Phạm Nguyễn Trang Ngân, Văn Hữu Hoàng Dũng, Phan Nguyễn Gia Hân, Nguyễn Thùy Trinh

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THPT A Lưới

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

1. Tính mới  Từ thực tiễn học tập môn GDĐP, đề tài để đổi mới cách tiếp cận, khẳng định vai trò của môn học. Đồng thời nâng cao được ý thức tự học, sự đam mê của các bạn học sinh đối với môn GDĐP.  Trong quá trình thiết lập nền tảng học liệu điện tử GDĐP, đề tài đã : • Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng và sử dụng HLĐT hỗ trợ học sinh THPT học tập môn GDĐP theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. • Đưa ra các nguyên tắc và quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ học sinh THPT học tập môn GDĐP. • Đánh giá tính hiệu quả của HLĐT hỗ trợ học sinh THPT học tập môn GDĐP theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.  Học liệu điện tử môn GDĐP đã bổ sung, nâng cao thêm kiến thức về địa lý, kinh tế, văn hoá,..của địa phương mình đang sinh sống, qua đó học sinh có nguồn học liệu để tham khảo. Có thể khẳng định rằng học liệu điện tử là một thành tố không thể thiếu trong xu thế e-learning hiện nay bằng cách hiện đại hoá các phương thức chia sẻ giá trị văn hoá 2. Tính sáng tạo  Đề tài xây dựng nền tảng kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Giúp các bạn học sinh tiếp cận học liệu bằng nhiều phương pháp, không bị nhàm chán, đơn điệu trong quá trình học tập.  Tài liệu được xây dựng bằng chính những trải nghiệm thực tế. Vì vậy các kiến thức đều mang tính chân thực, gần gũi, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, chính thống.  Đề tài xây dựng học liệu với nhiều hình ảnh đa dạng, nhiều thứ tiếng : Tiếng phổ thông, tiếng Anh, tiếng Tà-ôi đảm bảo về xu hướng và sự cần thiết, đa dạng hóa việc học.  Đề tài chú trọng khai thác sâu các nguồn tư liệu trong sách GDĐP lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giúp học sinh có thể tham khảo trực tiếp các nguồn tư liệu khó tìm kiếm một cách dễ dàng hơn. Từ đó hiểu sâu hơn về môn học GDĐP.  Hệ thống học liệu là công cụ hỗ trợ học sinh học tập bộ môn GDĐP. Quá trình tìm hiểu khoa học, giúp học sinh tiếp cận nguồn tài liệu xây dựng không gian củng cố, tóm tắt kiến thức sau khi đã sử dụng học liêu.

Tính sáng tạo

Công nghệ số đang ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào môi trường giáo dục là rất cần thiết trong việc học tập của học sinh, hệ thống học liệu điện tử hỗ trợ học sinh học tập bộ môn GDĐP theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng những khả năng sau: - Hệ thống học liệu điện tử là không gian để học sinh có thể tham khảo với kho tài liệu phong phú, hình thức và nội dung vô cùng đa dạng giúp cho các bạn học sinh có thể tìm thấy tư liệu mình mong muốn mà không mất quá nhiều thời gian để chắt lọc, tìm kiếm nguồn thông tin bên ngoài. - Khả năng áp dụng cao và hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh, ứng dụng trên nền tảng xã hội nên dễ dàng sử dụng, tiện lợi và hữu ích. Giao diện, nguồn thông tin phù hợp với học sinh là những kiến thức đáng tin cậy. - Hệ thống học liệu hoàn toàn miễn phí, có thể sử dụng ngoại truyến, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các bạn học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn được tham khảo, học tập. - Nguồn kiến thức tiện lợi này rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng chủ động tiếp thu bài học ở học sinh. Từ đó linh hoạt hơn trong các tiết học GDĐP. - Ngoài ra, thầy cô cũng có thể sử dụng hệ thống học liệu điện tử làm tư liệu học tập, giúp học sinh học tốt bộ môn GDĐP đồng thời làm tăng sự sôi động hứng thú, góp phần làm đa dạng tiết học. - Hỗ trợ học tập, giúp học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn GDĐP, có không gian tham khảo, củng cố kiến thức, giúp ích cho học sinh một cách tích cực nhất.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Từ những ý kiến đánh giá của các chuyên gia là các giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục địa phương tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhìn chung các HLĐT được xây dựng của từng chủ đề trong môn Giáo dục địa phương đã đáp ứng những tiêu chí, yêu cầu được đặt ra. Đề tài đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao kiến thức, những thông tin, hình ảnh làm phong phú và đủ đầy hơn trong kho HLĐT của mình. Đề tài đã được giới thiệu đến các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh thông qua trang thông tin của Sở Giáo dục và đào tạo
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email