Các chiến lược phòng ngừa đột quỵ ở thế kỷ XXI

 

Tác giả: BS. Phan Quận

Q and A: 21st century stroke prevention strategies

Medical Xpress. May 25, 2021. By from Mayo Clinic News Network

Gia đình tôi đã có người bị đột quỵ trong tháng trước. Năm nay tôi 45 tuổi, và duy trì một lối sống lành mạnh với việc tập thể dục đều đặn và ăn uống với một tiết thực tốt. Những vấn đề nào tôi cần thực hiện để chắc chắn rằng đột quỵ không xảy ra với tôi

Câu trả lời là đột quỵ xảy ra lúc mà việc cung cấp máu đến phần nào đó của não bị cắt đứt hoặc bị suy giảm đáng kể, làm cho mô não thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, và sau cùng làm cho các tế bào não bị chết.

Đột quỵ có vài nguyên nhân hay gặp. Một nguyên nhân thường gặp là hẹp các động mạch ở cổ — đó là các động mạch cảnh — mạch máu mang máu tới não. Nguyên nhân hẹp này xảy ra do sự đọng chất béo ở các động mạch đó. Tình trạng rách hoặc tổn thương thành của một mạch máu, các tình trạng bệnh tim nào đó và các rối loạn đông máu cũng có thể dẫn tới đột quỵ, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ hơn. Nếu bất kỳ trong số các tình trạng bệnh lý này được phát hiện, thì nên tập trung điều trị và phòng ngừa tình trạng bệnh cụ thể đó.

Ở một số tình trạng, cách tiếp cận tối ưu để phòng ngừa đột quỵ không được xác định. Ví dụ như nhiều người bị hẹp động mạch cảnh, nhưng không biểu hiện một triệu chứng lâm sàng nào.

Mayo Clinic đang tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm để xem xét cách điều trị tốt nhất đối với vấn đề này. Nghiên cứu Tái lập Mạch Cảnh và Quản lý Nội khoa đối với Hẹp Động mạch Cảnh không Biểu hiện Triệu chứng (Carotid Revascularization and Medical Management for Asymptomatic Carotid Stenosis), hoặc CREST-2, tìm kiếm để phát hiện cách điều trị tốt nhất nhằm phòng ngừa đột quỵ ở những người mà bị hẹp động mạch cảnh không biểu hiện triệu chứng. Đến hôm nay, có hơn 1.800 người tham gia đã được tuyển mộ.

Đối với chừng 35% người bị đột quỵ một lần, có thể không tìm được nguyên nhân cụ thể. Loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ ẩn (cryptogenic stroke). Nếu đột quỵ xảy ra với bạn, mục tiêu là sẽ làm việc với thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ thần kinh để tìm ra bất kỳ yếu tố nguy cơ nào mà bạn có thể thay đổi được, và giảm nguy cơ đó nếu như có thể.

Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Ví dụ: giới tính, chủng tộc, tuổi tác và tiền sử bệnh gia đình, tất cả đóng một vai trò trong nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ hay gặp ở đàn ông hơn là phụ nữ. Người Mỹ gốc Á và châu Phi có nguy cơ đột quỵ gấp đôi/10 năm.

Tập trung vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được có một hiệu quả lớn. Lấy ví dụ, một loạt các tình trạng bệnh nội khoa có thể điều trị được có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ đột quỵ của bạn. Người bị tăng huyết áp, cholesterol máu cao hay bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ nằm trong phạm vi nguy cơ đột quỵ tăng. Nếu bạn mang một trạng thái bệnh bất kỳ nào trong số này, hãy nhờ bác sĩ chăm sóc y tế ban đầu lập ra cho một kế hoạch điều trị hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn ở trong tình huống tăng lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay cholesterol “xấu”, hãy dùng một thuốc thuộc nhóm statin mà không chỉ hạ thấp cholesterol của bạn mà còn giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

Ngoài việc quản lý bất kỳ tình trạng bệnh nội khoa cơ bản nào, những lựa chọn về lối sống có thể hữu ích. Bạn tập thể dục đều đặn và ăn một chế độ thực phẩm lành mạnh. Cả hai đều quan trọng. Việc tập thể dục có thể hạ thấp huyết áp của bạn, gây tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) hay cholesterol “tốt”, và cải thiện sự lành mạnh của hệ thống mạch máu và sức khỏe tim của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn giảm thân trọng, kiểm soát bệnh đái tháo đường và giảm sự căng thẳng tinh thần. Một mục tiêu tốt là tham gia tối thiểu 30 phút hoạt động thể dục thể hình vừa phải mỗi ngày.

Một tiết thực nhiều trái cây, rau đậu và thực phẩm hàm lượng cholesterol, mỡ được bão hòa thấp, có thể giảm nguy cơ đột quỵ, cũng như giúp cho bạn một thân trọng lành mạnh. Đó là điều quan trọng, vì quá thân trọng góp phần vào các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ, chẳng hạn như cao huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những thay đổi lối sống để phòng ngừa đột quỵ mà bạn có thể thực hiện gồm bỏ thuốc lá và chỉ uống 1 – 2 cốc rượu nhỏ/ngày.

Tùy vào tiền sử bệnh của mình, dùng các thuốc phòng ngừa cũng có thể thích hợp. Các thuốc kháng tiểu cầu, như aspirin hoặc clopidogrel (Plavix), có thể làm giảm các cục máu đông. Các thuốc kháng đông, như heparin hoặc warfarin, có thể giúp phòng ngừa đột quỵ nếu bạn có những vấn đề về tim nào đó hoặc một rối loạn đông máu.

Nói thêm một chút rằng là bạn có thể theo những bước để giảm nguy cơ đột quỵ của mình. Nhưng các biện pháp cụ thể đúng với bạn tùy thuộc nhiều vào tiền sử bệnh của mình. Hãy yêu cầu bác sĩ của mình về một cách tiếp cận phòng đột quỵ phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email