Chủ động phòng chống và ngăn chặn dịch cúm gia cầm

Đến thời điểm hiện tại, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và có xu hướng lây lan, nguy cơ xuất hiện các ổ dịch tại tỉnh Thừa Thiên là rất cao, do vậy công tác phòng chống dịch cúm ở đàn gia cầm đã được các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

 

<strong<chủ động=”” phòng=”” chống,=”” ngăn=”” chặn=”” không=”” để=”” lây=”” lan=”” dịch=”” bệnh=”” <=”” strong=””></strong<chủ>

Hiện trên địa bàn tỉnh, tổng đàn gia súc gần 250 nghìn con (đàn lợn gần 205 nghìn con), đàn gia cầm đạt 2.219 nghìn con. Từ đầu năm đến nay, cùng với việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Các ngành chức năng đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, trong đó tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lò giết mổ, các điểm buôn bán, chủ động phát hiện và xử lý dịch bệnh.

Ông Hà Văn Thắng, Chánh thanh tra Chi cục thú y tỉnh cho biết, hàng tháng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 30 – 40 nghìn con gia cầm, nên lượng đàn gia cầm nhập vào khá lớn. Chính vì thế, công tác kiểm soát đường vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn tỉnh được ngành chú trọng, nhằm chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, nhất là trên đàn gia cầm nội tại của tỉnh. Tỉnh đã thành lập 3 chốt kiểm dịch (một chốt kiểm dịch tại huyện biên giới A Lưới và hai chốt kiểm dịch trên tuyến đường Quốc Lộ 1A ở phía Bắc, phía Nam tỉnh), bổ sung lực lượng tại các chốt kiểm dịch đảm bảo trực 24/24 giờ và thực hiện công tác kiểm dịch.

 

 

 

Tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển gia sức, gia cầm tại chốt kiểm dịch Lộc Thủy, Phú Lộc

 

 

Ông Phạm Viết Bé, cán bộ kiểm dịch tại chốt kiểm dịch Lộc Thủy, huyện Phú Lộc cho biết, hàng ngày bình quân có từ 10 đến 15 phương tiện chở gia súc, gia cầm đi qua Trạm, trong đó có gần 50% là gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm, đơn vị đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, công an giao thông kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm, đồng thời trao đổi thông tin giữa các chốt kiểm dịch khác. Việc kiểm tra không chỉ trên giấy tờ mà còn kiểm tra lâm sàng trên gia súc, gia cầm, tiến hành phun thuốc phòng dịch và tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển.

Anh Nguyễn Văn Yên, lái xe 36C-03751 cho biết, hàng tháng xe của anh chuyên chở 3 chuyến lợn thịt từ Hà Tây vào Sài Gòn, trong quá trình vận chuyển, khi đến các chốt kiểm dịch đều dừng xe để kiểm dịch: “vì vận chuyển trên quãng đường dài, qua nhiều tỉnh nên việc kiểm dịch sẽ giúp cho nhà xe biết được tình trạng gia súc, gia cầm đang vận chuyển, nhất là có bị lây nhiễm các loại dịch không, nên việc kiểm dịch động vật khi đi qua các chốt kiểm dịch là rất cần thiết”.

Tại khu giết mổ gia cầm ở chợ Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, đây là điểm giết mổ gia cầm khá lớn, bình quân mỗi ngày tại đây giết mổ trên 300 con gia cầm, cao điểm lên đến 700 con. Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng trạm thú y thị xã Hương Thủy cho biết, quy trình giết mổ gia cầm tại đây đều tuân thủ quy định, kiểm soát từ nguồn gia cầm nhập về, kiểm tra nhốt nuôi trước khi giết mổ và sau khi giết mổ kiểm tra lần cuối sản phẩm thịt mới đưa đi tiêu thụ. Hiện tại các điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã đều có cán bộ thú y túc trực để kiểm tra và kiểm soát tiêu độc khử trùng sau giết mổ. Ngành thú y của thị xã đã tiến hành 4 đợt lấy mẫu xét nghiệm, kết quả không có mẫu nào dương tính các loại cúm gia cầm.

 

 

 

Khu giết mỗ gia cầm chợ Thủy Phương thường xuyên tiêu độc, khủ trùng sau giết mỗ

 

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết, mặc dù trên địa bàn tỉnh hiện tại chưa xảy ra ổ dịch bệnh nào trên đàn gia cầm, nhưng tỉnh cũng rất quan tâm, đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Hiện nay theo sự chỉ đạo của tỉnh, các chốt kiểm dịch đã tăng cường lực lượng kiểm soát; tại các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng thú y và người chăn nuôi đã chủ động tiêm phòng các loại vắc xin phòng dịch cúm trên đàn gia súc, gia cầm. Thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng và các huyện, thị xã, thành phố không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng dịch, nhất là việc tiêu độc khử trùng và cảnh báo tình hình dịch bệnh cúm gia cầm cho người dân, sẵn sàng lực lượng dập ổ dịch nếu có phát sinh trên địa bàn.

<strong<phát triển=”” chăn=”” nuôi=”” an=”” toàn=”” sinh=”” học,=”” đáp=”” ứng=”” sản=”” phẩm=”” thịt=”” sạch=”” cho=”” người=”” tiêu=”” dùng<=”” strong=””></strong<phát>

Tại trang trại nuôi vịt siêu thịt của ông Mai văn Phơ, tổ 16, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy từ khi chuyển sang nuôi an toàn sinh học khép kín, đàn vịt được chăm sóc, tiêm phòng nên ít bị dịch bệnh và nếu xảy ra thì dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn kịp thời. Là người có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi vịt, ông Phơ cho biết nuôi vịt sinh học khép kín đảm bảo an toàn hơn nuôi vịt chạy đồng, mỗi năm nuôi được từ 4 – 5 lứa, bình quân mỗi lứa trên 2.000 con, vào mùa được giá thì thu lãi từ 20 – 30 triệu đồng/lứa. Được sự hướng dẫn của cán bộ thú y, đàn vịt được việc tiêm phòng các loại dịch, việc tiêu độc khử trùng được tiến hành thường xuyên. Theo ông Phơ nếu “nuôi vịt mà không chích thuốc phòng bệnh thì không nên nuôi”.

 

 

 

Trang trại vịt nuôi theo mô hình an toàn sinh học khép kín phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy

 

 

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, trước tình hình nguy cơ dịch cúm gia cầm lan rộng ngoài các giải pháp phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, kiểm soát và tiêu độc, khử trùng thì giải pháp kỹ thuật hết sức hiệu quả là chăn nuôi an toàn sinh học. Chăn nuôi theo mô hình này sẽ đảm bảo về chất lượng con giống, chuồng nuôi có điều kiện cách ly với gia đình, khu dân cư, quá trình chăn nuôi bà con sẽ theo dõi được ngày tuổi của con vịt để tiến hành tiêm phòng với 3 loại vắc xin chính là vắc xin cúm gia cầm, vắc xin dịch tả vịt và vắc xin tụ huyết trùng, đối với đàn gà thì cần tiêm 5 loại vắc xin cùng một lúc. Hiện nay mô hình nuôi vịt an toàn sinh học khép kín đang được ngành nông nghiệp triển khai, mỗi huyện, thị xã thực hiện từ 4 – 5 mô hình mẫu sau đó sẽ nhân rộng đối với những hộ gia đình có trang trại nuôi số lượng lớn.

Trong thời gian này, thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh về ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người, ngành Thú y tỉnh đã tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc tiêu độc, khử trùng tại các điểm thu gom, tập kết và mua bán gia cầm, các khu giết mổ gia cầm tập trung, tùy theo cấp độ và thời gian có thể sử dụng các phương pháp tiêu độc, khử trùng khác nhau, tối thiểu 1 tháng phải tiến hành hai lần, nếu nguy cơ bùng phát dịch bệnh thì 2 tuần thậm chí 1 tuần tiêu độc khử trùng 2 lần. Đối với các vùng chăn nuôi gia cầm, tiến hành cấp sổ quản lý và tiêm bắt buộc các đàn thủy cầm có tổng đàn từ 50 con trở lên, khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia cầm, thực hiện tiêu độc 2 lần/tuần.

ĐINH VĂN CHUNG

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email