Chế tạo bê tông tự đầm phục vụ xây dựng bằng vật liệu địa phương

Các nội dung chính của đề tài gồm: Lựa chọn và tiến hành thí nghiệm kiểm tra những tính chất cơ lý của vật liệu đầu vào dùng để sản xuất bê tông tự đầm tại địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế; tiến hành thiết kế 4 thành phần cấp phối với khuyến cáo của hiệp hội các nước châu Âu về sản phẩm bê tông trong xây dựng; tiến hành các thí nghiệm kiểm tra tính chất tự đầm của bê tông; tối ưu thành phần cấp phối, sản xuất bê tông tự đầm ứng dụng tại công trình “Trung tâm bảo trì và sửa chữa ô tô, trường Cao đẳng Giao thông Huế

Hiện nạy, tại nước ta, nhiều công trình xây dựng lớn đang được thiết kế và thi công xây dựng. Việc thiết kế các công trình này có nhiều dạng có khả năng chịu lực lớn, kích thước tiết diện thanh mãnh, mật độ cốt thép dày, dẫn đến việc đổ, đầm bê tông khi thi công rất khó. Nếu bê tông không đủ điều kiện để có thể đổ theo cách thông thường hoặc không được đầm chặt sẽ dẫn tới rỗng, rỗ cấu kiện, làm cường độ bê tông không đảm bảo, độ bền của cấu kiện suy giảm. Trước thực tế đó, ThS. Lê Thanh Phong và ThS. Trương Nhật Tân thuộc trường Cao Đẳng Giao Thông Huế đã thực hiện đề tài “Chế tạo bê tông tự đầm bằng vật liệu địa phương”.

Đây là loại bê tông có khả năng đặc biệt, tự làm đặc và lấp đầy mọi góc cạnh của ván khuôn khi thi công mà không cần các tác động cơ học cùng với sự thích hợp về cường độ chịu kéo và chịu nén, độ chống thấm cao.

Các nội dung chính của đề tài gồm: Lựa chọn và tiến hành thí nghiệm kiểm tra những tính chất cơ lý của vật liệu đầu vào dùng để sản xuất bê tông tự đầm tại địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế; tiến hành thiết kế 4 thành phần cấp phối với khuyến cáo của hiệp hội các nước châu Âu về sản phẩm bê tông trong xây dựng; tiến hành các thí nghiệm kiểm tra tính chất tự đầm của bê tông; tối ưu thành phần cấp phối, sản xuất bê tông tự đầm ứng dụng tại công trình “Trung tâm bảo trì và sửa chữa ô tô, trường Cao đẳng Giao thông Huế”.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế về bê tông tự đầm, với nguồn vật liệu xi măng, cát, đá được khai thác tại địa phương và phụ gia sika Viscorete HE-10AT của hãng sika. Loại bê tông tự đầm này có cấp độ chịu bền chịu nén B15 tới B20 (25Mpa). Giá thành sản xuất loại bê tông tự đầm này chỉ bằng 80% bê tông thông thường. Ngoài ra, sử dụng loại bê tông này có thể giảm 60% chi phí nhân công cho thi công bê tông trụ, rút ngắn thời gian thi công làm giảm 7% tổng giá thành xây dựng. Thi công trong điều kiện mật độ cốt thép dày đặc, đan xen phức tạp, không sử dụng được máy đầm hoặc thi công các kết cấu có vách mỏng, hình dạng phức tạp không đầm được thì giải pháp sử dụng bê tông tự đầm là hợp lý. Sử dụng bê tông tự đầm còn tăng cường được độ chống thấm cho sàn công tác vì giảm được chấn động đầm cũng như việc đi lại của công nhân trên sàn. Các công trình sử dụng bê tông tự đầm sẽ hạn chế được tiếng ồn do giảm thiểu chấn động trong quá trình thi công, tạo môi trường làm việc an toàn hơn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tạo ra một giải pháp tối ưu cho các kết cấu xây dựng phù hợp., làm phong phú thêm cho sự lựa chọn của các nhà thiết kế cũng như các đơn vị thi công xây dựng. Sản phẩm của đề tài có thể áp dụng cho các kết cấu xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh và có khả năng mở rộng trên phạm vi cả nước.

Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII đánh giá cao tính mới và khả năng ứng dụng của đề tài.

Giải Pháp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email