Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nano trên cây lạc

Chế phẩm nano sử dụng cho cây lạc được tổ hợp gồm 4 loại: bạc nano, đồng nano, kẽm nano, molipden nano. Sử dụng phương pháp hóa kết hợp với siêu âm, vi sóng với nguyên liệu tự nhiên để tổng hợp vật liệu có cấu trúc nano. Sử dụng phương pháp phân tích hiện đại như phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử tryền qua (TEM) để xác định cấu trúc, vi cấu trúc của các vật liệu có cấu trúc nano, xác định kích thước hạt nano từ các phép phân tích trên. Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis), phổ tán xạ Raman

Lạc là một trong những cây trồng chủ lực tại tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Nông dân trồng lạc đang sử dụng các loại phân đa lượng (N,K,P,Ca…), trong khi hầu hết các loại đất trồng được xác định là thiếu vi lượng nên đã hạn chế đến năng suất cây trồng. Trong các nguyên tố vi lượng thì B, Mo và Zn có ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sing trưởng và tạo năng suất lạc. Sự tham gia của các nguyên tố vi lượng Mo, Cu, Zn ngay từ giai đoạn hạt nảy mầm có tác động tích cực đến chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hóa: làm tăng sự nảy mầm, kích thích sự tăng trưởng chiều cao cây và phát triển lá. Nhiều thí nghiệm đã được thực hiện xác định ảnh hưởng của vật liệu nano vào sản xuất cây trồng. Hạt nano có hiệu ứng tích cực như tỉ lệ nảy mầm và tăng trưởng hạt giống, cải thiện rễ, chồi và lá cũng như tích lũy sinh khối của nhiều cây trồng. Các hạt nano ảnh hưởng đến cấp độ tế bào do đó làm tăng tốc độ sinh lý trong cây. Bằng cách tham gia vào quá trình chuyển điện tử, các hạt nano tăng hoạt động của các enzyme thực vật, thúc đẩy chuyển đổi nitrat thành amoni, tăng cường quá trình hô hấp và quang hợp, tổng hợp enzyme các axit amin, tăng cường cacbon và nitơ dinh dưỡng, do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng cây trồng. Từ thực tế đó, TS. Lê Đại Vương và các đồng tác giả tại trường Cao Đắng Công Nghệp Huế đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nano trên cây lạc”.

Các tác giả đã tiến hành chế tạo một dung dịch nano chứa các nguyên tố vi lượng cấn thiết cho cây lạc như: đồng (Cu), kẽm (Zn), Molipden (Mo), bên cạnh đó, các tác giả còn bổ sung nano bạc nhằm tạo khả năng kháng bệnh cho cây lạc, đặc biệt chống được bệnh chết ẻo do vi khuẩn.

Chế phẩm nano sử dụng cho cây lạc được tổ hợp gồm 4 loại: bạc nano, đồng nano, kẽm nano, molipden nano.

Sử dụng phương pháp hóa kết hợp với siêu âm, vi sóng với nguyên liệu tự nhiên để tổng hợp vật liệu có cấu trúc nano. Sử dụng phương pháp phân tích hiện đại như phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử tryền qua (TEM) để xác định cấu trúc, vi cấu trúc của các vật liệu có cấu trúc nano, xác định kích thước hạt nano từ các phép phân tích trên. Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis), phổ tán xạ Raman. Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là L14, loại được gieo trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Lô đất thí nghiệm đợt 1: 300m2, đợt 2: 3000m2, đợt 3: 2000m2 được chia thành 15 ô (4 ô thử nghiệm+1 ô đối chứng, 3 lần lặp lại). Nano Ag được sử dụng để ngâm hạt giống trước khi gieo, khi cây lạc được 2 tuần tuổi, tiến hành tưới các dung dich nano Cu, ZnO, MoO3. Khi cây lạc được 35 ngày (trước lúc ra hoa) tiến hành tưới các dung dịch nano Ag, Cu, ZnO,MoO3. Dùng phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp để giải thích kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở các thử nghiệm các nhà khoa học đã xây dựng quy trình trồng lạc sử dụng chế phẩm nano, trong đó chế phẩm nano được phun trong các thời kỳ sau làm cỏ với các nồng độ là: nano bạc 5ppm, nano molipden 4ppm, nano kẽm 5ppm, nano đồng 5ppm. Như vậy, trên cơ sở quy trình trồng lạc thông thường, các nhà khoa học đã tác động chế phẩm một cách đơn giản là hòa dung dịch chế phẩm vào nước tưới cho cây, tăng khả năng chống chịu thời tiết của cây lạc, có thể áp dụng được cho cả trái vụ và nắng hạn. Ứng dụng chế phẩm nano trên cây lạc còn để trị các bệnh như đốm lá, gỉ sắt, héo là do vi khuẩn. Chế phẩm nano không gây độc, không gây dị ứng và vô hại đối với môi trường; đồng thời tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhờ bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây lạc. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất của mẫu sử dụng chế phẩm nano là 30,18 tạ/ha, cao hơn so với mẫu đối chứng (22,93 tạ/ha), tăng 31,62% so với đối chứng. Thông qua nghiên cứu này các nhà khoa học cũng đã chế tạo thành công chế phẩm nano gồm dung dịch bạc nano sử dụng tinh chất rau má, nano đồng sử dụng tinh chất lá bàng, nano kẽm, nano molipden có sự hỗ trợ của vi sóng và siêu âm. Phương pháp này có ưu điểm là rút ngắn thời gian, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn mới trên phạm vi toàn quốc, đã được áp dụng tại nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Bình. Đề tài này có khả năng nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Trần Giải Pháp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email