Một số suy nghĩ về hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Theo tôi hiểu, một hệ thống tổ chức bao giờ cũng bao gồm các bộ phận thành phần cấu tạo nên hệ thống đó (bộ máy) và hệ thống văn bản quy định, quy chế, cơ chế xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng tổ chức thành phần, xác định rõ phương thức, cơ chế hoạt động để ràng buộc các bộ phận cấu thành lại với nhau. Phải đi từ việc phân tích, đánh giá hai vấn đề này, mới làm sáng tỏ những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế: Tổ chức bộ máy trong hệ thống bộc lộ nhiều điểm bất cập, Liên hiệp hội Việt Nam chưa thực sự trở thành một tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh. (Dự thảo chiến lược phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).

 

– Về tổ chức, bộ máy:

Mô hình tổ chức, bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam đã được định hình khá rõ nét, khá giống nhau ở hai cấp trung ương và địa phương. Ở trung ương có: Hội đồng trung ương bên cạnh là bộ máy Cơ quan Trung ương; Các hội ngành trung ương; Các đơn vị trực thuộc (các tổ chức khoa học, công nghệ, các quỹ,¦). Ở địa phương, cấu trúc cũng tương tự như vậy, gồm: Ban Chấp hành, đi kèm là bộ máy Văn phòng; Các hội thành viên; Các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc. Khác với bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, bộ máy của Liên hiệp hội gọn, nhẹ hơn nhiều. Điều này biểu hiện ở bộ máy chuyên trách, làm việc thường trực, thường xuyên theo giờ hành chính rất mỏng. Phần lớn cán bộ trong hệ thống Liên hiệp hội, đặc biệt là các hội thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đặc điểm này có cái hay, có cái dở, đã chi phối rất nhiều phương thức hoạt động của Liên hiệp hội. Hệ thống cấu trúc như vậy đã phù hợp chưa ? Tôi nghĩ là khó có thể xây dựng một mô hình nào khác hay hơn thế. Trong nhiều năm tới, chúng ta vẫn phải vận hành theo mô hình này. Còn nói đến sự hoàn thiện, hệ thống này chắc chắn là chưa hoàn thiện. Bởi vì, ở cấp trung ương còn thiếu những bộ phận cần thiết như bộ phận (viện hay học viện) nghiên cứu lý luận về hội, về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội, thiếu bộ phận (trường, viện) đào tạo cán bộ hoạt động hội phục vụ yêu cầu phát triển hội. Ở cấp tỉnh, còn nhiều tỉnh chưa có Liên hiệp hội. Ở cấp huyện và xã, chỉ một số ít địa phương có tổ chức Liên hiệp hội và hội ngành khoa học, kỹ thuật.

– Về thể chế:

Ngoài hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước về hội, bản thân hệ thống Liên hiệp hội của chúng ta đã xây dựng được khá nhiều văn bản có tính chất pháp lý, được thể hiện dưới nhiều hình thức như điều lệ, quy định (về việc thành lập, quản lý, và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,¦), quy chế trong từng lĩnh vực, văn bản hợp tác với các cơ quan,…Điều đáng quan tâm là việc nhận thức các văn bản, không phải ai cũng như ai, có nhiều người nhận thức chưa đầy đủ và thực hiện chưa nghiêm túc.

Về nhận thức, nhiều người cho rằng, mối quan hệ dọc (giữa Liên hiệp hội Việt Nam với các Liên hiệp hội địa phương, giữa các hội ngành trung ương với các hội ngành địa phương), mối quan hệ ngang (giữa Liên hiệp hội Việt Nam với các hội ngành trung ương, giữa Liên hiệp hội địa phương với các hội thành viên địa phương) là mối quan hệ của các pháp nhân như nhau. Nhận thức như vậy sẽ dễ dẫn đến sai lầm là phủ nhận thứ bậc trong hệ thống. Các hội thành viên coi mình cũng như Liên hiệp hội, không có trên, không có dưới. Nhận thức như vậy, thì làm sao tôn trọng các quy định của Liên hiệp hội, trước hết là tôn trọng điều lệ. Hậu quả là các mối quan hệ dọc, ngang sẽ hời hợt, lỏng lẻo là đương nhiên. Tiếp đến, nó sẽ làm cho hệ thống khó có thể vững mạnh.

Như vây, để phát triển Liên hiệp hội Việt Nam về tổ chức, chúng ta phải nghĩ đến việc tiến hành cùng một lúc hai việc cơ bản: vừa củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam từ trung ương tới địa phương, trong đó chú trọng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của các hội thành viên, nhất là Liên hiệp hội địa phương, lại vừa phải xây dựng, bổ sung, hoàn thiện điều lệ, các quy định, quy chế, cơ chế chỉ đạo, quản lý, quản trị, phối hợp hoạt động trong nội bộ hệ thống. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo cho quy định, quy chế được thực hiện nghiêm túc. q

Nguyễn Văn Quế

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email