Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Ngô Văn Quang Bình, Phạm Việt Tuấn, Hoàng Đình Long
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, Thành phố Huế
Tính mới của giải pháp
Cấu trúc phương pháp điều khiển đề xuất cho chất lượng hệ thống điều khiển tốt hơn so với các phương pháp điều khiển truyền thống về các mặt như đáp ứng hệ thống nhanh, độ vọt lố nhỏ và sai lệch tĩnh của công suất điều khiển nhỏ. Ngoài ra, so với phương pháp điều khiển FCS-MPC thông thường, phương pháp điều khiển đề ra có chất lượng điều khiển tương tự về các tiêu chí thời gian quá độ, độ vọt lố, sai lệch điều khiển và điện áp cân bằng trên các tụ điện; trong khi giảm được khối lượng tính toán và đảm bảo tính ổn định của hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp một cách thức bổ sung cho việc cài đặt thuật toán FCS-MPC trong thực tế với mục đích giảm giá thành của hệ thống thông qua việc sử dụng các bộ xử lý có cấu hình thấp, đặc biệt đối với phạm vi dự báo lớn và số lượng trạng thái khóa bán dẫn lớn như bộ nghịch lưu đa mức.
Kết quả nghiên cứu thông qua mô phỏng trên phần mềm Matlab/Simulink và thực nghiệm trên cấu hình công suất nhỏ cho thấy tính ưu việt và đảm bảo tính khả thi của phương pháp đề xuất cho bộ nghịch lưu đa mức áp dụng trong hệ thống năng lượng tái tạo. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể xem như là một phương pháp giải quyết hiệu quả cho những thách thức khi áp dụng thuật toán FCS-MPC thông thường cho các bộ nghịch lưu đa mức.
Đề tài chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; Chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi.
Tính sáng tạo
Đề tài có khả năng ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành khác trong cả nước; kết quả thử nghiệm với công suất nhỏ chứng minh tính khả thi của việc áp dụng có hiệu quả trên hệ thống thực tế.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Đề tài nhằm tiếp cận và tạo tiền đề cho việc xây dựng cấu trúc điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo trong thực tế, đặc biệt phù hợp với các tỉnh thành có tiềm năng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn cung cấp điện năng ở Việt Nam.