Có ý kiến cho rằng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam chỉ mới bắt đầu có tính chuyên nghiệp từ cuối những năm 1990 đầu 2000. Để bạn đọc hiểu rõ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam những năm qua, chúng tôi xin trao đổi lại như sau.
- Tự bao giờ?
1.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Với đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy trong lĩnh vực kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã mở ra một thời kỳ mới phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh nền sản xuất được mở rộng, một luồng gió mới cũng được thổi vào đời sống tinh thần “ tư tưởng. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trở thành một khẩu hiệu, một phương châm hành động.
Trong bối cảnh đó, ngày 11-4-1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 35-CT/TW về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trong đó chỉ rõ một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Liên hiệp hội Việt Nam là tư vấn về chính sách khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội cho Đảng và Nhà nước, đồng thời yêu cầu các cơ quan hữu quan tạo điều kiện để Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện được chức năng phản biện và giám định xã hội về khoa học – kỹ thuật của một hội quần chúng.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Liên hiệp hội Việt Nam ngày 12-5-1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khẳng định: Các hội khoa học – kỹ thuật cũng phải trả lời câu hỏi: mình đã góp phần như thế nào vào việc phản biện, tư vấn để ngăn chặn việc xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ gây lãng phí tiền của nhưng chất lượng rất thấp, thậm chí có cái không dùng được¦. Với sức mạnh tổng hợp liên ngành và cách làm việc hợp tác năng động, Liên hiệp hội cũng có thể¦ làm tốt chức năng phản biện và giám định xã hội của hội.
Tại Thông báo 37-TB/TW ngày 20-11-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) yêu cầu Ban cán sự Đảng của Chính phủ trước hết cần thể chế hoá chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và kỹ thuật của các hội, đồng thời giao nhiệm vụ cho các tỉnh uỷ, thành uỷ phát huy vai trò của hội, trong đó có vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và công nghệ ở địa phương.
Trong bài phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam ngày 27-9-1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười biểu dương những đóng góp to lớn của Liên hiệp hội Việt Nam trong việc đảm nhận vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án kinh tế – xã hội và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia.
Ngày 24-12-1996, lần đầu tiên, Liên hiệp hội Việt Nam được nêu đích danh trong một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đó là Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, trong đó có đoạn: Phát huy vai trò chính trị – xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở trung ương và địa phương¦ trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Bên cạnh các văn kiện của Đảng đã nêu trên đây, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam cũng được đề cập trong các văn kiện của Chính phủ. Chẳng hạn, tại Thông báo 115/TB ngày 19-4-1993, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt là Nhà nước khuyến khích các hội tham gia¦ phản biện và thẩm định các công trình.
Như vậy là trong nhiều năm trước thời điểm cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Đảng và Chính phủ đã liên tục ban hành một loạt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó có đề cập một cách nhất quán đến hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên. Về sau, nội dung này còn được tiếp tục đề cập trong nhiều văn kiện quan trọng khác của Đảng và Chính phủ mà đỉnh cao là Chỉ thị 45-CT/TW, Thông báo 145-TB/TW, Chỉ thị 14/2000/CT-TTg, Quyết định 22/2002/QĐ-TTg.
1.2. Sự thể hiện trong Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam
Trên cơ sở nội dung Chỉ thị 35-CT/TW và ý kiến phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lần đầu tiên, trong Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II thông qua ngày 12-5-1988 có đoạn ghi một trong những nhiệm vụ của Liên hiệp hội Việt Nam là Tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội cho các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước.
Kiên trì ý tưởng đúng đắn và quan trọng đó, ngày 27-9-1992, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tiếp tục khẳng định trong Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam một trong những nhiệm vụ là Tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và công nghệ, kinh tế – xã hội cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác.
Như vậy là trước thời điểm cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, liên tục hai kỳ Đại hội đều đã đưa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội vào Điều lệ như là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội Việt Nam. (Trong các năm 1999 và 2004, nhiệm vụ này lại còn tiếp tục được khẳng định trong Điều lệ nhiệm kỳ IV (1999 – 2004) và Điều lệ nhiệm kỳ V (2004 – 2009) của Liên hiệp hội Việt Nam).
1.3. Hoạt động thực tiễn
Thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW và Điều lệ nhiệm kỳ II, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp chuyên gia của các hội thành viên đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng và Nhà nước như Báo cáo chính trị trình Đại hội VII của Đảng, Hiến pháp 1992¦Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, tại các cuộc gặp và làm việc với Tổng Bí thư Đỗ Mười và nhiều đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước diễn ra trong các ngày 20 và 24-9-1991, đại biểu của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên đã nhất trí cao với sự đánh giá hiện trạng đất nước, khẳng định những thành quả bước đầu về chính trị, kinh tế, xã hội của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đề xuất những kiến nghị đúng đắn nhằm góp phần khắc phục khó khăn trước mắt và tiếp tục đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đề nghị của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại công văn 54-UB/TĐ ngày 17-6-1992, Liên hiệp hội Việt Nam bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện luận chứng kinh tế – kỹ thuật công trình thuỷ điện Yaly trên sông Sêsan (Gia Lai).
Tiếp theo đó, nhận lời mời của Ban quản lý công trình đường dây 500 kV, đầu năm 1993, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức thẩm tra hồ sơ kỹ thuật hệ thống tải điện 500 kV Bắc – Nam do Hãng Nippon Koei (Nhật Bản) soạn thảo (Hợp đồng khoa học – kỹ thuật ngày 27-1-1993).
Thực hiện Hợp đồng 2369 UB/VPTD, ngày 16-11-1993 với Hội đồng Thẩm tra luận chứng kinh tế – kỹ thuật cấp Nhà nước, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức phản biện dự án tiền khả thi công trình thủy điện Sơn La. Từ đây bắt đầu Mười năm vương vấn với Sông Đà, trong đó Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức tư vấn thẩm định 6 bộ hồ sơ khác nhau liên quan đến công trình thế kỷ Thủy điện Sông Đà.
Ngày 23-12-1993, Liên hiệp hội Việt Nam ký kết với Hội đồng Thẩm tra luận chứng kinh tế – kỹ thuật cấp Nhà nước Hợp đồng phản biện luận chứng kinh thế – kỹ thuật nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ mang số hiệu 2788 UB/VPTĐ.
Tháng 8-1994, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức thực hiện phản biện luận chứng kinh tế – kỹ thuật nhà máy nhiệt điện Phả Lại II theo hợp đồng ký kết với Hội đồng Thẩm tra luận chứng kinh tế – kỹ thuật cấp Nhà nước ngày 8-8-1994.
Theo yêu cầu của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đầu năm 1995, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức thẩm tra báo cáo của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về biện pháp xử lý kỹ thuật bước 1 các vi phạm Luật đê điều ở Hà Nội. Tiếp theo đó, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội đồng Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nước để thẩm định phương án bước 2 của Bộ Thủy lợi về xử lý kỹ thuật đê sông Hồng trong phạm vi Hà Nội.
Sau đây là danh mục các dự án đầu tư có sự đóng góp ý kiến của Liên hiệp hội Việt Nam (tính đến đầu năm 1995).
TT | Tên dự án | Thời gian | Số hội
tham gia |
Số người
tham gia |
Kinh phí
(triệu đồng) |
1 | Công trình thủy điện Yaly | 7 – 1992 | 6 | 28 | 26 |
2 | Đường dây tải điện 500 kV | 2 – 1993 | 4 | 21 | 28,6 |
3 | Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ | 12 – 1993 | 5 | 11 | 15 |
4 | Dự án tiền khả thi công trình thuỷ điện Sơn La | 4 – 1994 | 7 | 16 | 15 |
5 | Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II | 8 – 1994 | 6 | 16 | |
6 | Phương án xử lý kỹ thuật các vi phạm Luật về đê điều ở Hà Nội | 4 – 1995 | 4 | 25 |
Như vậy là cho đến trước thời điểm cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành tư vấn, phản biện hoặc thẩm định 6 dự án đầu tư lớn của Nhà nước. (Trong thời gian tiếp theo cho đến năm 2002, gần 10 dự án đầu tư lớn khác đã có ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam).
- Tự phát hay chuyên nghiệp ?
Có ý kiến cho rằng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam còn mang tính tự phát để rồi sau đó từ tự phát mới đạt được đến chuyên nghiệp như hiện nay.
2.1. Thế nào là tự phát?
Tại cuối trang 1764 của Đại từ điển tiếng Việt, tự phát được xác định là tự phát sinh, không có tổ chức lãnh đạo, thiếu cân nhắc.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập IV, cuối trang 721 thì tự phát là tự nhiên sinh ra, không có nguồn gốc bên trong hoặc sự tác động, ảnh hưởng bên ngoài.
Như vậy, nếu chấp nhận các tài liệu chính thức hiện đáng
HUSTA.ORG