Nghiên cứu sạt lở ven biển do tác động của biến đổi khí hậu bằng công nghệ GIS

Công nghệ GIS – Viễn thám ra đời là thành tựu là thành tựu khoa học công nghệ nổi bật của con người trong nghiên cứu bề mặt trái đất. Tư liệu viễn thám giúp nắm bắt nhanh chóng các thông tin về biến động của đối tượng tự nhiên, cùng với GIS nhanh chóng phát hiện sự biến động của đối tượng theo thời gian do dữ liệu ảnh vệ tinh với khả năng cập nhật thường xuyên rất hiệu quả, cung cấp các thông tin tức thời và liên tục về sự biến đổi của bờ biển. Ứng dụng công nghệ này đề đánh giá tình trạng xói lở bờ biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay là giải pháp tối ưu, khắc phục được những hạn chế của của cách làm truyền thông như đã nêu ở trên.

Sạt lở ven biển đang là vấn đề cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân các địa phương ven biển trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu. Để có những giải pháp bảo vệ bờ biển trước nguy cơ xâm thực một cách hiệu quả thì công tác đánh giá diễn biến sạt lỏ là điều kiện đầu tiên cần phải làm. Trong thời gian qua, công tác đánh giá diễn biến sạt lở được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Phương pháp khảo sát thực địa, đo vẽ kết hợp với phiếu điều tra để thu thập thông tin thường được thực hiện. Phương pháp này tiến hành khảo cứu các đoạn bờ đang xayra sạt lở, bồi tụ. Các số liệu, kết quả thu được là cơ sở để xác định hiện trạng và nguyên nhân sạt lở, bồi tụ. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bên cạnh đó, khả năng mắc sai lầm trong việc thu thập thông tin dẫn đến kết quả sai lệch là rất cao. Trước tình hình đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ và ThS. Dương Quốc Nõn tại khoa Tài Nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sạt lở ven biển do tác động của biến đổi khí hậu bằng GIS – Viễn thám và đề xuất giải pháp ứng phó trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Công nghệ GIS – Viễn thám ra đời là thành tựu là thành tựu khoa học công nghệ nổi bật của con người trong nghiên cứu bề mặt trái đất. Tư liệu viễn thám giúp nắm bắt nhanh chóng các thông tin về biến động của đối tượng tự nhiên, cùng với GIS nhanh chóng phát hiện sự biến động của đối tượng theo thời gian do dữ liệu ảnh vệ tinh với khả năng cập nhật thường xuyên rất hiệu quả, cung cấp các thông tin tức thời và liên tục về sự biến đổi của bờ biển. Ứng dụng công nghệ này đề đánh giá tình trạng xói lở bờ biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay là giải pháp tối ưu, khắc phục được những hạn chế của của cách làm truyền thông như đã nêu ở trên.

Các nội dung chính của đề tài gồm: Khảo sát, đánh giá địa hình, địa chất, địa mạo bờ biển; Đánh giá quá trình sạt lở, bồi tụ bờ biển từ năm 1996; Đánh giá những ảnh hưởng của sạt lở ven biển đến kinh tế, xã hội và môi trường; Tìm nguyên nhân của sạt lở; Đề xuất những giải pháp ứng phó với sạt lở ở địa bàn nghiên cứu.

Ứng dụng công nghệ GIS – Viễn thám nghiên cứu sạt lở ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là nghiên cứu được nhóm tác giả lần đầu tiên cập nhật biến động đường bờ và đưa ra kết quả mới nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã đưa phương pháp này vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên của Đại học Huế. So với phương pháp truyền thống thì ứng dụng công nghệ GIS – Viễn thám nghiên cứu sạt lở có chi phí thấp và tiết kiệm thời gian, công sức trong khảo sát, đo vẽ thực địa nhưng vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật, khoa học và độ chính xác. Tổng chi phí để thực hiện nghiên cứu khoảng 30.000.000 đồng. Phương pháp này rất khá đơn giản, cán bộ kỹ thuật ở các ngành như Tài nguyên, Môi trường, Nông nghiệp cấp xã, huyện, tỉnh đều có thể thực hiện. Từ bản đồ, sẽ thống kê được chính xác chiều dài, diện tích bị sạt lở theo các khoảng thời gian nghiên cứu đến từng đoạn bờ biển của các xã.

Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của các ngành như Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp, các địa phương có đường bờ biển, để xây dựng định hướng chiến lược sử dụng đất, xây dựng, phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng ven biển thích ứng với biển đổi khí hậu. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu còn giúp các nhà quản lý lựa chọn và đưa ra các giải pháp phòng chống sạt lở tại các điểm xung yếu nhất. Ứng dụng công nghệ GIS – Viễn thám để nghiên cứu sạt lở có thể áp dụng ở tất cả các địa phương có đường bờ biển bị xâm thực, bờ sông sạt lở mạnh, đặc biệt là các tỉnh miền Trung nước ta.

Huệ Nhân

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email