Nghiên cứu áp dụng phương pháp trắc định xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn để phát hiện mầm bệnh dại ở động vật

Các nội dung chính của đề tài gồm: Xây dựng qui trình phát hiện kháng nguyên virus dại trong nước bọt động vật đã cắn người nhằm đề xuất hướng phòng ngừa phát hiện phù hợp; Xác định khả năng chẩn đoán bệnh dại bởi phương pháp SSIA với mẫu kiểm là nước bọt chó dựa vào kết quả phát hiện kháng nguyên virus dại trong nước bọt chó; Xác định sự hiện diện của virus dại trên chó nuôi bình thường và đã cắn người và chuột hoang dã trên địa bàn.

Việc xác định nước bọt chó có mang virus dại hay không là rất quan trọng vì giúp xác định hiệu quả của công tác phòng chống bệnh dại cũng như sự cần thiết phải tiêm kháng huyết thanh chống dại sau khi bị chó cắn. Phát hiện virus dại ở động vật còn giúp xác định nguồn gốc xâm nhập của virus vào đàn gia súc và người. Hiện nay, trên thế giới đã có một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh dại nhưng vẫn chưa phổ biến ở nước ta vì một số lý do về kỹ thuật và kinh tế, mặc dù mỗi năm bệnh dại lấy đi sinh mạng khoảng 100 người trên phạm vi toàn quốc. Trước tình hình đó, PGS.TS. Phạm Hồng Sơn đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp trắc định xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA) để phát hiện mầm bệnh dại ở động vật”.

SSIA là phương pháp thực hiện trên khay vi chuẩn độ 96 lỗ (giếng), cần các nguyên liệu là hồng cầu ngan gắn một virus (kháng nguyên IHA) và kháng nguyên thanh chống virus tương ứng có hiệu giá 4log2 với kháng nguyên IHA 1%, bên cạnh mẫu dịch nước bọt cần xét nghiệm.

Các nội dung chính của đề tài gồm: Xây dựng qui trình phát hiện kháng nguyên virus dại trong nước bọt động vật đã cắn người nhằm đề xuất hướng phòng ngừa phát hiện phù hợp; Xác định khả năng chẩn đoán bệnh dại bởi phương pháp SSIA với mẫu kiểm là nước bọt chó dựa vào kết quả phát hiện kháng nguyên virus dại trong nước bọt chó; Xác định sự hiện diện của virus dại trên chó nuôi bình thường và đã cắn người và chuột hoang dã trên địa bàn.

Kết quả của đề tài đã tạo ra được qui trình xét nghiệm, chẩn đoán bệnh dại khách quan phát hiện được kháng nguyên virus dại dựa trên nguyên lý cạnh tranh của kháng nguyên và kỹ thuật ngưng kết gián tiếp. Đề tài đã kiểm chứng tính ổn định của SSIA khi sử dụng bệnh phẩm lâm sàng là nước bọt để phát hiện virus dại. Tính ổn định dương tính đã biểu hiện ở 100% (55/55) số mẫu âm tính một cách đồng nhất cả khi pha trong dung dịch sinh lý cũng như trong nước bọt. Từ đó đã đưa ra một qui trình SSIA phát hiện cảm nhiễm virus dại ở chó với các thành phần chính là huyền dịch hồng cầu gắn kháng nguyên virus dại và kháng nguyên thanh dại hiệu giá biết trước 4log2. Xét nghiệm SSIA 1064 mẫu nước bọt chó thu từ địa bàn Thừa Thiên Huế (thành phố Huế và thị xã Hương Trà) cho thấy có 44 con chó trong số đó mang kháng nguyên virus dại trong nước bọt, chiếm 4,14%. Trong khi xét nghiệm 1919 mẫu nước bọt chó từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị cho thấy có 57 con dương tính chiếm 2,97%. Như vậy, so với tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ chó mang virus dại ở các tỉnh phía bắc Trung bộ thấp hơn. Tuy tỉ lệ nhễm không cao nhưng đây là nguồn bệnh ở dạng mang trùng thường bị bỏ qua nên rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học.

Việc bảo quản nguyên liệu phản ứng là kháng nguyên virus gắn hồng cầu (kháng nguyên IHA) dưới điều kiện lạnh đông đá trong dung dịch bảo quản chống hóa băng (CHB1:1) có thể duy trì được chế phẩm hơn 3 tháng nhưng sau thời gian đó không có kết quả ổn định, 18 tháng thì đa số lô kháng nguyên IHA thử nghiệm không thích hợp cho các phản ứng IHA và SSIA. Tuy nhiên, trong quá trình đó có thể sử dụng các nguyên liệu này đánh giá đáp ứng miễn dịch kháng bệnh dại ở chó nhờ IHA. Hiệu giá 4log2 IHA đã được công trình nghiên cứu này xác định bằng thực nghiệm tương đương với 0,5 IU/ml kháng thể trung hòa virus đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá đáp ứng miễn dịch kháng dại cũng như kiểm định tiêm phòng bệnh dại bằng IHA. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn giúp các nhà quản lý định hướng và đề ra kế hoạch cho cuộc chiến chống bệnh dại.

Giải Pháp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email