Kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên

Đề tài này là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niện ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên; khảo sát và đánh giá thực trạng kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên hiện nay và đề xuất được các biện pháp nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên. Các nhà khoa học đã thử nghiệm và đánh giá được tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp tổ chức tập huấn kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên.

Hiện nay, ở nước ta, trẻ vị thành niên đang có những vấn đề mà các nhà khoa học tâm lý cần nghiên cứu như: phá thai, tự tử, vi phạm pháp luật, nghiên ngập…Sự hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức là cơ sở quan trọng giúp trẻ vị thành niên hoàn thiện nhân cách của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó, ThS. Nguyễn Phước Cát Tường và các nhà khoa học tại Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã thực hiện đề tài: “Kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên hiện nay”.

Các nội dung chính của đề tài bao gồm: Lý luận về kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên; Mức độ kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên; Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên; Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên. Đề tài này là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niện ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên; khảo sát và đánh giá thực trạng kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên hiện nay và đề xuất được các biện pháp nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên. Các nhà khoa học đã thử nghiệm và đánh giá được tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp tổ chức tập huấn kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên.

Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống các biện pháp để nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên. Nếu các biện pháp này được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu các trường hợp rối loạn tâm lý như: stress, trầm cảm, lo âu… hoặc một số vấn nạn xã hội khác như: vi phạm pháp luật, tự tử…ở trẻ vị thành niên. Từ đó, xã hội sẽ giảm được gánh nặng và những chi phí liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên có thể giúp trẻ phát triển nhân cách một cách lành mạnh. Kết quả nghiên cứu cũng đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích để nâng cao nhận thức của các thành phần trong xã hội về vai trò của kỹ năng tự nhận thức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Đặc biệt là trẻ vị thành niên có thể tự đánh giá kỹ năng quan trọng này và có ý thức xây dựng, thực hiện những phương thức phù hợp để rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho bản thân. Từ đó trẻ có thể hoàn thiện nhân cách. Sản phẩm của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và thực hành của các giảng viên và sinh viên Khoa Tâm lý – Giáo dục của các trường đại học và cao đẳng sư phạm trong toàn quốc. Kết quả nghiên cứu còn định hướng cho việc tổ chức có hiệu quả các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng mềm cho học sinh tại các trường THPT và THCS hiện nay.

Ban Tổ chức Giải thường Sáng tạo Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII đánh giá cao tính mới và khả năng ứng dụng của đề tài này.

Giải Pháp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email