Đại học Huế: Hoạt động khoa học, công nghệ mang lại hiệu quả trong đào tạo và kinh tế – xã hội

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Hoạt động khoa học, công nghệ đã từ lâu được Đại học Huế xem là một trong hai nhiệm vụ cơ bản, góp phần quan trọng trong công tác đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tiến sĩ Trần Đạo Dõng, Trưởng ban Ban Khoa học, công nghệ Đại học Huế khẳng định như vậy tại hội nghị tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ giai đoạn 2006 – 2011, diễn ra ngày 20/4.

Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo

TS Dõng cho biết, ở Đại học Huế, công tác nghiên cứu khoa học gắn rất chặt với công tác đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Điều này được thể hiện rõ ở nhiều việc làm cụ thể. Mỗi cán bộ giảng dạy, hàng năm đều đăng ký và được giao thực hiện một đề tài ở các cấp, từ đề tài cấp cơ sở đến đề tài cấp Nhà nước. Trước hết, thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chính những người thực hiện đề tài đã được nâng tầm về nhiều mặt: trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức thực hiện nghiên cứu, mở rộng quan hệ,¦Kết thúc giai đoạn 2000 2005, Đại học Huế có 261 tiến sĩ, 66 phó giáo sư, đến nay, cuối năm 2011, Đại học Huế có 376 tiến sĩ (tăng 144 %), 151 phó giáo sư (tăng 229 %) và 5 giáo sư. Sự tăng nhanh về số lượng và trình độ khoa học của đội ngũ cán bộ Đại học Huế là một trong những minh chứng quan trọng thể hiện rõ hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ. Bởi vì kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và chủ trì thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ là tiêu chí chủ yếu, là cơ sở tính điểm phong học hàm.

Không dừng lại ở hiệu quả xây dựng và bồi dưỡng cán bộ, hoạt động khoa học, công nghệ còn góp phần rất quan trọng trong quá trình đạo đào tạo bậc đại học và sau đại học. Các kết quả nghiên cứu khoa học là những tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập bậc đại học và sau đại học.

Nhiều sản phẩm khoa học có khả năng thương mại

Cũng theo TS Dõng, có nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ của Đại học Huế có khả năng thương mại và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Đầu tiên, phải kể đến chế phẩm Bokashi trầu, một sản phẩm của PGS TS Nguyễn Quang Linh và các cộng sự ở Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trở thành nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Điều quan trọng là chế phẩm bokashi trầu đã được chuyển giao cho cơ sở sản xuất, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.

Nhiều nông dân ở Thừa Thiên – Huế và một số tỉnh miền Trung không còn lạ gì với các giống lúa kháng rầy nâu ( HP 01, HP 05, HP 07, HP 10, HP 19, HP 28, HP 29), 3 giống lạc (DT1, DT2) có năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương do TS Lê Tiến Dũng và các cộng sự ở Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn, sản xuất thử nghiệm và khảo nghiệm thành công.

Lợn lai 3/4 máu ngoại có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp đã được PGS TS Phùng Thăng Long cùng các cộng sự chuyển giao rộng rãi cho nhiều hộ nông dân ở Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Các sản phẩm khác như Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng, gạch men thông minh, khẩu trang diệt khuẩn, dung dịch khử mùi diệt khuẩn, chế phẩm anti VBF diệt khuẩn chuồng trại chăn nuôi, quy trình sinh sản nhân tạo tôm rằn, quy trình nuôi thương phẩm tôm rằn, quy trình nuôi thương phẩm cá vược, quy trình nhân giống cây keo lai, cây hà thủ ô, hoa cát tường,¦không chỉ có chỗ đứng trong thực tiễn sản xuất và đời sỗng, mà còn có mặt trong các hội chợ kỹ thuật quy mô khu vực và toàn quốc. Đó là còn chưa kể đến nhiều mô hình phát triển sản xuất được các nhà khoa học Đại học Huế xây dựng như mô hình chăn nuôi bò bán thâm canh và lợn hướng nạc, mô hình nuôi gà, mô hình nuôi trồng thủy sản, mô hình cây thuốc nam, mô hình nuôi cá vược, mô hình sản xuất rau an toàn,¦

Các loại máy phát siêu âm có dung tích, công suất khác nhau là sản phẩm của đề tài: Nghiên cứu phát triển phương pháp siêu âm – vi sóng chế tạo vật liệu sắt điện, áp điện trên cơ sở PZT có cấu trúc nano do TS Trương Văn Chương làm chủ nhiệm đã và đang có đơn đặt hàng.

Quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng 7 loài nấm dược liệu thuộc họ nấm Linh chi, thuần hóa được 17 chủng giống của 9 loài nấm có năng suất cao và ổn định có thể sử dụng cho sản xuất nấm dược liệu ở Việt Nam đã được TS Ngô Anh, người đã nhiều năm nghiên cứu về đề tài nấm, xây dựng thành công. Một trong những loại nấm dược liệu đó đã được chuyển giao công nghệ sản xuất, phục vụ đời sống.

Nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y dược, môi trường và biến đổi khí hậu, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục,¦đã đi vào thực tế cuộc sống.

PGS TS Trần Ngọc Nam, giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nhận xét: Đa số nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai do Đại học Huế và các đơn vị thành viên thực hiện đã bám sát các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Các đề tài, dự án thực hiện có kết quả tốt, hàm lượng khoa học ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, cũng theo PGS TS Trần Ngọc Nam, Đại học Huế còn chưa chủ động, tích cực trong đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ của tỉnh. Ông Nam mong muốn Đại học Huế phát huy vai trò quyết định vị thế khoa học, công nghệ của tỉnh, tham gia sâu hơn, chủ động hơn vào tiến trình xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành trung tâm khoa học, công nghệ của cả nước.

Đại học Huế cũng đã xác định một loạt nhiệm và và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 như hoàn thiện Định hướng chiến lược khoa học, công nghệ đến năm 2020, hoàn thiện quy chế quản lý nhằm giải phóng sức sáng tạo của dội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hình thành các hướng nghiên cứu trọng điểm, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư có trọng điểm các phòng thí nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế,…

Nguyễn Văn Quế

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email