Ứng dụng kịch vải sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại trường Thực hành Mầm non

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Cao đẳng Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 02 Lê Hồng Phong- Phường Phú Nhuận-TP Huế

Tính mới của giải pháp

- Đề tài không trùng với các đề tài, giải pháp kỹ thuật đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin chính thống nào ở Việt Nam. - Kịch vải là một hoạt động nghệ thuật biểu diễn đặc biệt, thực tế áp dụng kịch vải tại Việt Nam ở một số trường mầm non cho thấy kịch vải đem lại nhiều niềm vui thích, đặc biệt là thu hút sự chú ý, tập trung và hứng thú tương tác, tham gia của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non biết đến kịch vải sáng tạo vì sự mới mẻ của chúng và giá trị mà chúng mang lại cho trẻ. Bên cạnh đó qua mỗi vở kịch trẻ còn được tiếp xúc với các tác phẩm là một hoạt động rất quan trọng. Việc cảm thụ các vở kịch tốt sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện cho trẻ. - Đề tài chưa từng tham dự hội thi nào, chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; Chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi.

Tính sáng tạo

- Đề tài đã được áp dụng thử nghiệm tại Trường Thực hành Mầm non (trực thuộc Trường Cao đẳng Huế) và bước đầu chứng minh được tính hiệu quả. - Đề tài hoàn toàn có khả năng ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong các Trường mầm non của tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Xuất phát từ việc phát huy tính tích cực trong giờ học của trẻ mẫu giáo, chúng tôi xác định mục đích của tổ chức biểu diễn là kiểm nghiệm tính giáo dục của một số bộ kịch vải nhằm phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động cũng như nâng cao chất lượng của bộ môn kịch sáng tạo”. Qua đó giáo viên mầm non sẽ tận dụng những nguyên liệu phế thải như vải vụn, bông gòn, mút xốp, hạt nhựa, nút áo...là những thứ rất dễ tìm, lại rẻ. Giáo viên chăm chút, khéo léo sáng tạo sẽ tạo nên những chú rối ngộ nghĩnh, kết hợp với kỹ thuật biểu diễn thì những nhân vật sẽ sống động và gần gũi với thế giới tuổi thơ. - Bằng cách kết hợp những miếng vải này với âm nhạc, lời thoại, ngôn ngữ hình thể, đã tạo ra hiệu ứng thị giác hấp dẫn, đưa người xem vào những câu chuyện thú vị, gần gũi trong đời sống hàng ngày và mang tính giáo dục cao như: nấu ăn, tắm giặt, trồng cây, an toàn giao thông, nghiên cứu khoa học, gia đình hạnh phúc... - Việc ứng dụng kịch vải sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt khi tiết kiệm được các khâu trung gian trong quá trình quản lí, tiết kiệm về nhân lực thực hiện và thời gian thực hiện, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho nhà trường. - Về mặt xã hội, thông qua kịch vải trẻ được học bằng chơi- chơi mà học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, được trải nghiệm, được sáng tạo, rèn luyện phát triển tư duy, tình cảm và kỹ năng xã hội, giúp trẻ nhận biết, tự tin và có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn và những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Hơn thế trẻ được thể hiện bản thân đúng với lứa tuổi của mình bằng những kinh nghiệm góp nhặt từ thực tiễn cuộc sống mà trẻ được trải nghiệm. Tất cả những điều này sẽ không chỉ mang lại hiệu quả trên trẻ mà còn tác động rất lớn đến phụ huynh, một khi phụ huynh có cơ sở tin tưởng vào chất lượng của nhà trường thì sẽ yên tâm lao động, sản xuất, đó chính là hiệu quả xã hội mà đề tài mang lại.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email