Những nguyên nhân; giải pháp phòng, chống sạt lở đất, đá và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 49A từ đoạn cầu Tuần thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế đến xã Sơn Thủy – Phú Vinh, huyện A Lưới.

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 05/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Đặng Thành Nghiêng

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: Thôn Hợp Thượng, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

- Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); nâng cao nhận thức, ý thức được giá trị của Rừng, nhận thức cộng đồng về trượt lở đất, đá, lũ quét; - Hai là, UBND tỉnh cần lập văn bản đồ án, quy hoạch xây dựng giữa đường bộ với quản lý sử dụng đất quy định cụ thể khoảng cách từ tim đường đến thửa đất cho phép canh tác của người dân bao nhiêu mét như: 15 m, 18 m…; nghiêm cấm chặt phá, đốt rừng, khai thác lâm sản, vàng tặc trái phép; trồng rừng ở những nơi, đoạn đường không có gỗ rừng, thường trượt lở đất đá; - Ba là, sớm nâng cấp, mở rộng đường; bạt mái dốc địa hình, hạ thấp độ cao mái dốc bằng cách giật cấp, tạo các đường cơ; xây dựng các hệ thống rãnh thoát nước; xây dựng kiên cố taluy có độ nghiêng theo chân đồi núi; bảo vệ bề mặt mái dốc (trồng cỏ, sử dụng vật liệu địa kỹ thuật, xây phủ bằng bê tông...), tăng cường bảo dưỡng các taluy sườn dốc hệ thống đường giao thông; - Bốn là, bảo vệ thảm thực vật xung quanh và trên bề mặt khối trượt, kết hợp trồng cỏ (cỏ vetiver) trên thân trượt hạn chế xói lở bề mặt địa hình; Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ: thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" trồng cây thân gỗ lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre…) để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất; - Năm là, xây kè bê tông kiên cố hoặc xếp rọ đá, lồng đá dọc đoạn bờ sông, suối nhằm tối đa chống dòng nước chảy lũ gây bị xói lở phá đường bờ, gây mất nền đường; - Sáu là, ngoài mở rộng mặt đường cần phải xử lý các vị trí có vòng cua, bị che khuất tầm nhìn như múc đất, bạt đồi núi để giảm bớt khúc đường cong; đặt thêm nhiều biển cảnh báo; tăng cường tuần tra, kiểm soát trọng tải phương tiện..., từ đó tình trạng này đã chuyển biến theo hướng tích cực, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua tuyến đường 49A.

Tính sáng tạo

Tất cả các tuyến đường bộ có sườn dốc, đèo núi có nguy cơ sạt lở đất, đá làm cản trở cho việc lưu thông và gây nguy hiểm cho con người đi lại trên toàn quốc nói chung và tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Khi thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống sạt lở đất, đá sẽ giảm đáng kể các thiệt hại về tài nguyên môi trường; trồng trọt cung cấp nguồn thực phẩm, rừng trồng kinh tế cho đời sống bà con Nhân dân được cải thiện; hư hỏng công trình đường bộ, cầu, cống; cản trở giao thông, vận chuyển hàng hóa; tính mạng con người… - Khi tiến hành sớm các biện pháp nâng cấp, mở rộng mặt đường quốc lộ 49A sẽ trở thành hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông an toàn, lành mạnh từ nhờ đó có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu về xây dựng, bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế, thu hút lao động, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tăng thêm thu nhập cho người lao động; giảm bớt thời gian đi lại, rút ngắn cự li quãng đường, tiết kiệm rất nhiều cho mọi chi phí, có tác động mạnh mẽ đến giảm rất lớn về tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như xưa nay và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai. Nâng cao diện mạo hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông xứng tầm với một Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email