NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG “BẢN ĐỒ TRÍ TUỆ THỊ GIÁC” NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC GHI NHỚ KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: ThS. Hoàng Hữu Phước, TS. Trần Văn Dũng, ThS. Bùi Thị Thúy Hằng, ThS. Hoàng Thanh Thủy

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Kết hợp các thành tựu khoa học liên ngành: Đề tài tích hợp lý thuyết mới về sinh học não bộ, tâm lý học và giáo dục học, cùng với thuyết "Xử lí phân phối" của Anthony McIntosh và William Uttal, để xây dựng sơ đồ tư duy dựa trên hoạt động của các thùy não, đặc biệt là thùy chẩm. Phát triển công cụ học tập mới: Đề tài ứng dụng phát hiện mới nhất về trí tuệ thị giác, tạo phương pháp học tập giúp học sinh ghi nhớ và phát triển tư duy sáng tạo. Phương pháp này đã được thực nghiệm và chứng minh tính khả thi và hiệu quả. Khắc phục hạn chế của sơ đồ tư duy Tony Buzan: Sơ đồ tư duy Tony Buzan chỉ hiệu quả với kiến thức phân bậc, trong khi bản đồ trí tuệ thị giác giúp liên kết thông tin rời rạc, tạo sự ghi nhớ toàn diện. Sơ đồ tư duy Tony Buzan dễ gây nhầm lẫn khi học sinh phải ghi nhớ nhiều sơ đồ tương tự nhau. Bản đồ trí tuệ thị giác giúp tránh sự lẫn lộn này. Sơ đồ tư duy Tony Buzan không phù hợp với lứa tuổi có tư duy hình tượng-thị giác, trong khi bản đồ trí tuệ thị giác phát triển mạnh ở lứa tuổi thiếu niên và có cơ sở khoa học hỗ trợ ứng dụng vào giáo dục phổ thông.

Tính sáng tạo

Đề tài đã được ứng dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2021, dưới dạng giảng dạy trực tiếp tại 24 trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế, tiếp cận với hơn 18,000 học sinh qua các năm, trong đó có hơn 5,000 học sinh sử dụng thành thạo “bản đồ trí tuệ thị giác” để tăng cường khả năng gi nhớ. Đề tài cũng đã xuất bản các công trình khoa học liên quan (01 bài báo đăng Tạp chí Giáo dục, 2 khóa luận cử nhân) và đã được mời trình bày đề tài trước Hội đồng Khoa học và Giáo dục của Đại Học Khoa Học Xã Hội Singapore (SUSS). Sự thành công khi đi đưa vào ứng dụng thực tế của đề tài xuất phát từ các nguyên nhân chính, cũng là ưu điểm khi so với các mô hình trước đây: Đề tài đảm bảo được chất lượng học thuật, sử dụng các thành tựu khoa học liên ngành để chứng minh cho tính đúng đắn của đề tài. Quy trình thiết kế bản đồ trí tuệ thị giác trong đề tài được các giảng viên trường Đại học Sư phạm Huế thẩm định. Các giảng viên này được tu nghiệp ở các nước có nền giáo dục phát triển như Phần Lan, Hoa Kỳ, Áo, đồng thời cũng nằm trong Hội đồng biên soạn Chương trình và Sách giáo khoa 2018. Đề tài cũng đã được mời trình bày ở Đại học Khoa học Xã hội Singapore và được đánh giá cao. Đề tài đáp ứng được nhu cầu của học sinh hiện nay. Học sinh được tự tham gia thiết kế bản đồ, tự mình thực hiện các hoạt động thực hành, hướng tới việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, từ đó tạo nên màu sắc kiến tạo bản đồ trí tuệ thị giác mang tính cá nhân, giúp tạo ấn tượng, tăng cường khả năng ghi nhớ. Việc sử dụng bản đồ trí tuệ thị giác như một công cụ ghi nhớ trong giáo dục được xem là một mô hình đột phá, tạo nên hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Đề tài có độ mở và linh động tương đối lớn, chính vì vậy, đề tài có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi, không chỉ giới hạn cho lứa tuổi học sinh phổ thông, mà còn có thể giúp người trưởng thành phát huy năng lực ghi nhớ trong môi trường làm việc của họ. Bản đồ trí tuệ thị giác không giới hạn về mặt lứa tuổi, trình độ, ngôn ngữ, địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, tính ứng dụng của đề tài là rất lớn.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Việc áp dụng bản đồ trí tuệ thị giác trong giáo dục mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn so với các giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam. Đầu tiên, bản đồ trí tuệ thị giác giúp học sinh phát triển khả năng ghi nhớ và sáng tạo một cách hiệu quả, giảm thời gian học tập và nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này dẫn đến tiết kiệm chi phí đào tạo và giảm áp lực thi cử cho học sinh và gia đình. Thứ hai, phương pháp này không yêu cầu cơ sở vật chất phức tạp, chỉ cần giấy và bút, giúp giảm chi phí đầu tư cho các thiết bị giảng dạy hiện đại. Điều này làm cho bản đồ trí tuệ thị giác trở nên khả thi và dễ dàng áp dụng ở các trường học phổ thông mà không cần thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị . Cuối cùng, việc sử dụng bản đồ trí tuệ thị giác không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, điều kiện sống và làm việc của con người, đảm bảo an toàn cho xã hội. Phương pháp này góp phần tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện ở học sinh.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email