Hệ thống quản lý cây xanh, cảnh quan và môi trường

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Lê Vĩnh Chiến, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thành Mãn, Nguyễn Phước Gia Huy, Hồ Xuân Ý Nhi, Nguyễn Ngọc Long, Lê Đức Thành

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 06 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Đây là Hệ thống đầu tiên ứng dụng CNTT và công nghệ số để cung cấp công cụ số hóa và thực hiện quản lý, bảo trì, chăm sóc cây xanh, cảnh quan trên môi trường số. Việc tích hợp công nghệ tiên tiến như bản đồ số (GIS), ảnh vệ tinh, công nghệ định vị toàn cầu (GPS), các thuật toán tìm đường tối ưu, tìm kiếm thông minh vào hệ thống cho phép số hóa, tra cứu, tìm kiếm và hiển thị vị trí, thông tin cây xanh một cách trực quan trên bản đồ số, giúp giám sát và quản lý cây xanh hiệu quả. Ứng dụng CNTT, tự động hóa quy trình chăm sóc cây xanh theo từng chủng loại; nhắc lịch chăm sóc; cảnh báo tình trạng bất thường, sự cố cây xanh v.v…Cung cấp thông tin về các loại cây, bao gồm cây quý, cây cổ thụ, cây di sản… để người dân, du khách được nghiên cứu, tìm hiểu. Tạo thêm nét đẹp văn hóa trên các đường phố, khu tham quan di tích. Góp phần cung cấp kiến thức về cây xanh phục vụ cho giáo dục cộng đồng về môi trường. Hệ thống cho phép gửi các phản ánh, báo cáo về tình trạng, sự cố của cây xanh nếu có thông qua ứng dụng di động. tạo nên một mạng lưới giám sát cộng đồng rộng khắp, góp phần chăm sóc, bảo tồn môi trường xanh, sạch, sáng, xây dựng đô thị thông minh.

Tính sáng tạo

Giải pháp có thể triển khai với yêu cầu cơ sở hạ tầng cơ bản, phù hợp với mô hình hoạt động, quản lý từ cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã) đến các khu vực như các khu đô thị, xí nghiệp, công viên, các khu vực di tích lịch sử - văn hóa,… từ đó giúp tăng cường hiệu quả quản lý và đem lại giá trị kinh tế cho xã hội và cho cộng đồng. Hệ thống còn có tính mở cao, có thể áp dụng để quản lý nhiều đối tượng hiện hữu, cần xác định vị trí trên một quy mô cụ thể. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu khi xây dựng hệ thống còn định hướng tích hợp các thiết bị theo dõi từ xa, IoT giúp việc quản lý từ xa một cách hiệu quả, chính xác nhất.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Tối ưu hóa nguồn lực: Hệ thống giúp lập kế hoạch chăm sóc cây xanh tự động, phù hợp với từng chủng loại và đặc tính của cây xanh giảm thiểu lãng phí nguồn lực về nhân lực và vật tư. Theo dõi và quản lý kết quả các hoạt động chăm sóc được thực hiện đúng thời điểm và đúng cách, tránh tình trạng lãng phí vật tư, nhân công thực hiện. Với các chức năng theo dõi lịch sử sinh trưởng, chăm sóc và sâu bệnh của cây xanh, hệ thống giúp các nhà quản lý có cái nhìn bao quát, hỗ trợ ra quyết định kịp thời, giúp ngăn chặn các vấn đề rủi ro tiềm ẩn, giảm thiểu chi phí phát sinh.. - Tăng cường hiệu suất làm việc: Quản lý công việc hiệu quả: Hệ thống cung cấp công cụ quản lý công việc chi tiết, giúp phân công nhiệm vụ rõ ràng, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả công việc. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động và đảm bảo mọi nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Các quy trình số hóa và tự động hóa trong hệ thống giúp tiết kiệm thời gian so với việc quản lý thủ công. Hệ thống quản lý cây xanh, cảnh quan, môi trường hiệu quả góp phần góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí và tạo ra không gian sống xanh bền vững. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có giá trị lâu dài về mặt môi trường và xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hút du lịch và đầu tư.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email