HÀNH VI TỰ GÂY TỔN THƯƠNG CỦA TRẺ TỰ KỶ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Phan Minh Tiến, Nguyễn Thị Ngọc Bé, Phạm Thị Thuý Hằng, Mai Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Bảo Uyên

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Tâm lý và giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

- Nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hành vi tự gây tổn thương của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, có thể thấy rằng có một số công trình nghiên cứu về hành vi TGTT, biểu hiện, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến hành vi TGTT ở trẻ TLPTK. Những nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở lý luận về hành vi TGTT ở trẻ TLPTK tương đối đầy đủ, tạo nền tảng vững chắc cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về trẻ RLPTK nhưng chỉ tập trung vào thực trạng và các biện pháp phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, khả năng nhận thức, thực trạng chăm sóc trẻ RLPTK nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về hành vi TGTT, trong khi đó, hành vi này diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt với hướng nghiên cứu vấn đề này trên đối tượng là vị trẻ RLPTK là khá mới mẻ. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về hành vi TGTT của trẻ RLPTK, trong đó khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước; Xây dựng khung lý luận về hành vi TGTT, bao gồm: khái niệm, chẩn đoán hành vi tự gây tổn thương, phân loại hành vi TGTT, chức năng tự gây tổn thương; Nội dung trọng tâm của đề tài lý luận về hành vi TGTT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ được tác giả phân tích rất chi tiết, cụ thể dựa trên các công trình nghiên cứu cập nhật và các lý thuyết về vấn đề nghiên trên thế giới. Cụ thể nghiên cứu đã làm rõ trẻ rối loạn phổ tự kỷ, hành vi TGTT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TGTT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, đây là cơ sở cho việc khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng của công trình nghiên cứu. - Nghiên cứu đã khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự gây tổn thương của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Huế Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã giới thiệu cụ thể về tổ chức khảo sát thực trạng, cụ thể gồm có: Khái quát về địa bàn khảo sát; thời gian khảo sát; mô hình và quy trình khảo sát; đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi; tuổi của khách thể nghiên cứu; giới tính của khách thể nghiên cứu. Nghiên cứu kết quả nghiên cứu đã làm rõ các loại hành vi bất thường và tự gây tổn thương; tần suất, mức độ nghiêm trọng, thời điểm khởi phát hành vi; nơi xảy ra hành vi bất thường và tự gây tổn thương; tác động sinh lý; hành vi vận động không mục đích; ảnh hưởng của hành vi bất thường và tự gây tổn thương; chức năng của hành vi bất thường và tự gây tổn thương; các loại hành vi TGTT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TGTT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Huế, đề tài đã rút ra một số kết luận sau đây: Kết quả khảo sát 57 trẻ có RLPTK, tuổi từ 4 đến 7 tại ba cơ sở: Khoa Nhi Thần kinh - Tự kỷ - Thận - Nội tiết thuộc bệnh viện Trung ương Huế, trung tâm Hoa Nắng, trung tâm hổ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Minh Anh cho thấy trẻ có hành vi bất thường và hành vi TGTT ở trẻ có RLPTK. Kết quả đánh giá gián tiếp qua phụ huynh và can thiệp viên cho thấy trẻ có hành vi bất thường và hành vi TGTT ở Nam nhiều hơn nữ. Những hành vi này thường xảy ra mọi nơi mọi lúc và ở nhà, tần xuất ít hơn 5 lần/1 ngày chiếm tỉ lệ vượt trội và đa số can thiệp viên, phụ huynh đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi là nhẹ; Những trẻ có hành vi TGTT thường xuất hiện hành vi bất thường trước đó, như vẫy tay, rung tay, rung chuyển cơ thể. 51,8% tham gia nghiên cứu nhìn nhận hành vi bất thường hoặc TGTT có ảnh hưởng đến học tập xã hội hoặc các hoạt động khác; Thời gian khởi phát hành vi trước 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn; Các hành vi này không do các yếu tố sinh lý tác động; Cả phụ huynh và can thiệp viên đều đánh giá đa số trẻ có hành vi bất thường hoặc TGTT là để đạt được vật mong đợi. Kết quả phân loại hành vi TGTT dựa trên cơ sở vị trí hành vi TGTT và chức năng hành vi TGTT cho thấy: trẻ có hành vi TGTT ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như ở đầu, mặt, tai và thân, trong đó hành vi TGTT ở vùng đầu chiếm ưu thế; kết quả chức năng hành vi TGTT của trẻ chỉ ra rằng hành vi TGTT của trẻ phần lớn bị kích hoạt do yếu tố môi trường, đặc biệt trong môi trường có vật/thức ăn trẻ yêu thích. Nói cách khác, trẻ có hành vi TGTT để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình. Điểm tích cực của các kết quả này, ngoài việc cung cấp những thông tin về một bức tranh toàn diện của trẻ RLPTK có hành vi TGTT, kết quả còn cho thấy chức năng hành vi TGTT và môi trường tác động đến hành vi TGTT của trẻ. Điều này giúp nhà lâm sàng xây dựng những phương pháp giảm hành vi TGTT phù hợp và hiệu quả hơn. Bởi vì khi đánh giá, mô tả một hành vi TGTT thì nhà lâm sàng luôn luôn phải có trong đầu một hành vi thay thế khác và dạy trẻ những kỹ năng mới phù hợp hơn. Điểm tích cực của phương pháp đánh giá hành vi chức năng (Functional Behavior Analysis/FBAs) là định hướng cho các nhà lâm sàng những phương pháp trị liệu hiệu quả bằng việc sử dụng chính chức năng của hành vi để chọn và dạy một hành vi thay thế phù hợp hơn. Cụ thể, kết quả nghiên cứu này gợi lên cho nhà lâm sàng những phương pháp điều chỉnh môi trường phù hợp để có thể giúp trẻ giảm hành vi TGTT một cách hiệu quả nhất. - Đã đề xuất được đề xuất mô hình phòng ngừa và can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hành vi tự gây tổn thương Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hành vi TGTT cho trẻ RLPTK, nghiên cứu đã đề xuất mô hình phòng ngừa hành vi TGTT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trong đó xác định cơ sở đề xuất mô hình phòng ngừa hành vi TGTT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nguyên tắc đề xuất mô hình phòng ngừa hành vi TGTT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, từ đó đề xuất mô hình phòng ngừa hành vi TGTT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Cụ thể gồm các bước: Bước 1: Đánh giá nguy cơ/nhu cầu của trẻ, gia đình và cơ sở giáo dục can thiệp, Bước 2: Xác định mục tiêu phòng ngừa, Bước 3: Xây dựng chương trình phòng ngừa, Bước 4: Thực hiện chương trình phòng ngừa, Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được mô hình can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hành vi TGTT: nghiên cứu đã xác định cơ sở đề xuất mô hình, nguyên tắc đề xuất mô hình can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hành vi TGTT và mô đề xuất mô hình can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hành vi TGTT cụ thể, bao gồm: Mục đích và ý nghĩa của mô hình; Nội dung can thiệp gồm có: Hành vi thay thế; Các can thiệp dựa trên tiền tố; Các can thiệp dựa trên gia cố/tăng cường; Các can thiệp dựa trên sự dập tắt hành vi; Các can thiệp dựa trên sự chỉ dẫn. Cách thực hiện gồm có: Bước 1: Đánh giá sơ bộ về tình trạng hiện tại của trẻ, trong các lĩnh vực; Bước 2: Xác định mục tiêu can thiệp; Bước 3: Xác định phương pháp can thiệp; Bước 4: Thực hiện can thiệp; Bước 5: Kết quả can thiệp. - Nghiên cứu đã thực nghiệm mô hình can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hành vi tự gây tổn thương Trong các mô hình can thiệp đã đề xuất, nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm mô hình can thiệp cho trẻ RLPTK có hành vi TGTT, trong đó thực nghiệm các phương pháp: hành vi thay thế và can thiệp dựa trên gia cố, phương pháp dựa trên sự dập tắt hành vi, phương pháp trừng phạt, dựa trên tiền tố, và dựa trên chỉ dẫn. Nghiên cứu thực hiện can thiệp hai ca trẻ có hành vi TGTT với RLPTK. Thời gian can thiệp: 12 buổi; Hình thức can thiệp: can thiệp cá nhân là chủ yếu. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Trẻ có sự tiến bộ rõ sau thời gian can thiệp ở mức độ hành vi TGTT. Cụ thể, mức độ hành vi TGTT trong môi trường can thiệp giảm. Trẻ thể hiện nhiều hơn các hành vi phù hợp, khi cần thể hiện nhu cầu bản thân, khi tham gia các buổi học và khi tương tác với người khác. Tuy nhiên, mức độ giảm hành vi TGTT ở môi trường can thiệp tốt hơn ở môi trường gia đình. Kết quả này đề xuất một sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và trung tâm trong chương trình can thiệp cho trẻ, cũng như cần tiếp tục thời gian can thiệp để hình thành một hành vi thay thế khái quát (generalized behavior), nghĩa là hành vi thay thế của trẻ cần đạt đến mức độ của một thói quen phản ứng phù hợp mà không còn dùng đến hành vi TGTT trong tất cả các môi trường. Thời lượng và sự tham gia của phụ huynh trong quá trình can thiệp có thể cũng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình này. Phụ huynh có lưu tâm thực hiện các đề nghị của giáo viên để hỗ trợ cho trẻ thêm tại nhà. Thời gian thực nghiệm trong nghiên cứu này chưa đạt được mục tiêu dự kiến vì lý do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nó là một kết quả thực nghiệm tham khảo đáng lưu ý để chúng ta có thể ứng dụng một cách rộng rãi hơn trong các trường hợp khác và có thể xây dựng một chương trình can thiệp hành vi TGTT cho trẻ một cách quy mô hơn.

Tính sáng tạo

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành, đề xuất mô hình phòng ngừa và can thiệp cho trẻ RLPTK có hành vi TGTT. Kết quả thực nghiệm mô hình can thiệp cho trẻ RLPTK có hành vi TGTT cho thấy trẻ có sự tiến bộ rõ sau thời gian can thiệp ở mức độ hành vi TGTT. Cụ thể, mức độ hành vi TGTT trong môi trường can thiệp giảm. Trẻ thể hiện nhiều hơn các hành vi phù hợp, khi cần thể hiện nhu cầu bản thân, khi tham gia các buổi học và khi tương tác với người khác. Mặt khác, bộ công cụ nghiên cứu trong đề tài có thể được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá hành vi TGTT và chức năng của nó ở trẻ RLPTK. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở các địa chỉ sau: Các trung tâm giáo dục đặc biệt, can thiệp viên, giáo viên, cha mẹ học sinh, các cơ sở giáo dục có lớp học hoà nhập, giảng viên, sinh viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt, giáo dục mầm non, tiểu học và tâm lý học. Hình thức chuyển giao: Thông qua các bài báo được công bố trên tạp chí khoa học, hội thảo khoa học, tập huấn chuyên đề.

Hiệu quả kinh tế xã hội

* Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội - Nghiên cứu đã cung cấp các lý thuyết về hành vi TGTT, hành vi TGTT của trẻ RLPTK và các yếu tố ảnh hưởng cho can thiệp viên, các giáo viên mầm non, tiểu học và các nhà nghiên cứu, đồng thời là cơ sở để định hướng các nghiên cứu trong tương lai. - Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi TGTT của trẻ RLPTK giúp giáo viên giáo dục đặc biệt, giáo viên can thiệp cho trẻ RLPTK, các trung tâm giáo dục đặc biệt, các trường có lớp học hoà nhập và cha mẹ trẻ nhận thấy được thực trạng hành vi TGTT của trẻ, từ đó điều chỉnh phương pháp can thiệp, giáo dục nhằm phòng ngừa và giảm thiểu hành vi TGTT cho trẻ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho can thiệp viên, các giáo viên mầm non, tiểu học và các nhà nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về hành vi TGTT của trẻ RLPTK cho giáo viên, cha mẹ trẻ và các nhà làm công tác tư vấn, can thiệp trẻ RLPTK. trong trường học. - Mô hình phòng ngừa và can thiệp hành vi TGTT cho trẻ RLPTK được xây dựng cụ thể và chi tiết, có thể được áp dụng có hiệu quả trong việc phòng ngừa và can thiệp cho trẻ RLPTK. Các mô hình được thực hiện đồng bộ, khoa học và hiệu quả sẽ giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành TGTT ở trẻ RLPTK, điều này sẽ làm giảm chi phí mà gia đình cần chi trả để can thiệp hành vi TGTT cho trẻ. * Đóng góp về mặt kỹ thuật - Công cụ nghiên cứu được sử dụng trong đề tài có thể được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, nhằm đánh giá hành vi TGTT và chức năng của nó ở trẻ RLPTK của trẻ tuổi tiền tiểu học và tiểu học. - Nghiên cứu đã cung cấp mô hình phòng ngừa và can thiệp hành vi TGTT cho trẻ RLPTK.Căn cứ vào mô hình phân tích hành vi ứng dụng (applied behavior analysis/ABA), với quy trình tổng hợp các phương pháp trị liệu chức năng hành vi TGTT ở trẻ RLPTK, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc những phương pháp và xây dựng những hoạt động phù hợp nhằm giúp trẻ RLPTK có hành vi TGTT, giảm mức độ hành vi TGTT và rèn luyện những hành vi mới phù hợp hơn. Kết quả cho thấy, sử dụng quy trình tổng hợp các phương pháp được định hướng bởi phân tích hành vi ứng dụng (ABA), như phương pháp củng cố/tăng cường tích cực, hành vi thay thế, dập tắt hành vi, thay đổi tiền tố, hướng dẫn trực tiếp... đều mang lại hiệu quả tích cực trong việc can thiệp cho trẻ RLPTK có hành vi TGTT.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email