ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: ThS. NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG, PGS.TS. TRẦN THỊ NGỌC ÁNH.

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THPT Thuận Hoá, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 32 Lê Lợi, Thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

- Hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng DAHT trong dạy học phát triển năng lực; - Đề xuất biện pháp, quy trình tổ chức triển khai đánh giá định kì bằng DAHT đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho thấy DAHT có thể khả thi và hiệu quả để đánh giá định kì. - Thông qua thực nghiệm sư phạm đối với học sinh lớp 10 trường THPT Thuận Hoá, Đại học sư phạm Huế, kết quả cho thấy việc đánh giá định kì bằng DAHT không chỉ khả thi mà còn giúp nâng cao năng lực cho học sinh, gia tăng hứng thú, yêu thích môn học từ đó kết quả học tập cũng được nâng cao. - Đề tài không trùng lặp với các đề tài, giải pháp đã được công bố trong bất kì nguồn thông tin chính thống nào ở Việt Nam, chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi.

Tính sáng tạo

- Đề tài đã được thực nghiệm sư phạm và chứng minh khả năng áp dụng hiệu quả, có thể triển khai trên diện rộng, đối với nhiều cấp học, môn học khác nhau; - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực khoa học giáo dục; - Đề tài là cơ sở để từ đó các nhà phát triển chương trình và các nhà hoạch định chính sách cụ thể hoá các quy định về đánh giá định kỳ bằng DAHT vừa đảm bảo khai thác tối đa các lợi thế của HTTDA vừa đảm bảo đáp ứng được các quy định và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục nói chung và chương trình giáo dục môn Vật lí nói riêng; - Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu học tập cho sinh viên sư phạm tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng; - Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho GV phổ thông trong giai đoạn thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thực tế sau khi kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên (01/2024) có nhiều giáo viên trên cả nước đã tham khảo áp dụng quy trình vào quá trình dạy học vật lí năm học 2023-2024 với nhiều kết quả phản hồi tích cực.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Đề tài nghiên cứu phù hợp với định hướng đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học, cũng như đổi mới kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông theo các thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong giai đoạn hiện nay. - Mặc dù thực hiện đề tài nghiên cứu với chi phí không nhiều nhưng kết quả nghiên cứu mang tạo hiệu quả kinh tế, văn hoá và xã hội khá lớn, có thể triển khai trên diện rộng một cách dễ dàng, hiệu quả. - Đề tài có thể được triển khai đối với quá trình dạy học ở nhiều cấp học khác nhau, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học, vì sự đơn giản đối với cơ sở hạ tầng nhưng mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. - Kết quả nghiên cứu của đề tài được đánh giá hiệu quả thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm và được công bố trên một tạp chí khoa học giáo dục uy tín.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email