Định hướng lựa chọn chủ đề, quy trình xây dựng kế hoạch dự án dạy học STEM thiết thực – hiệu quả, để kết nối môn học gần hơn với cuộc sống

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 25/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Lê Thị Phúc

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THPT Trần Văn Kỷ

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: Quốc Lộ 49B, thôn Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Theo chương trình GDPT 2018 thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là định hướng mà Bộ giáo dục đang triển khai thực hiện, hoạt động này chiếm 105 tiết trong chương trình giảng dạy. Do đó việc lựa chọn và đưa những vấn đề thiết thực của đời sống vào quá trình giáo dục một cách linh hoạt là một ưu điểm thu hút vượt trội, rút ngắn thời gian học tập, tiếp cận kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (HS) trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu thực trạng dạy học STEM để đưa ra định hướng lựa chọn chủ đề/dự án học tập, hướng dẫn quy trình thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học cho các bộ môn, minh họa cụ thể ở phân môn Vật lí đã phần nào giúp giáo viên (GV) nhìn được tổng quan bức tranh dạy học STEM và làm thế nào để tổ chức dạy học STEM hiệu quả trong điều kiện thực tế giảng dạy của mình. Do đó đề tài nghiên cứu này khá mới và chưa phổ biến ở các trường học, những mô hình dạy học STEM bài bản, sáng tạo trong điều kiện thực tế được xem là tiên phong. Đây chính là tính mới của đề tài nghiên cứu này. Tổng quan của đề tài là nghiên cứu thực trạng dạy học STEM trong trường phổ thông nói chung, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng dành cho nhiều môn học và đưa ra minh họa cụ thể về cách thức lựa chọn định hướng chủ đề/ dự án cụ thể ở một phân môn giúp cho GV tất cả các phân môn đều có thể nghiên cứu và sử dụng được. Đó là tính sáng tạo của đề tài nghiên cứu này.

Tính sáng tạo

Có thể nói, đến thời điểm này dạy học STEM không còn mới đối với nền giáo dục của nước ta. Từ kết quả khảo sát thực nghiệm ở trên giúp ta đánh giá đúng thực trạng dạy học STEM còn có nhiều bất cập và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan như đã nêu trên, qua đây nhằm góp phần hỗ trợ GV có cái nhìn khách quan, tổng thể về những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện triển khai kế hoạch dạy học STEM ở cơ sở mình đang giảng dạy từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu trong quá trình định hướng lựa chọn chủ đề/ dự án dạy học theo từng khối lớp học, theo đặc thù năng lực của HS, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của trường học đang có ... Từ đó nắm vững và linh hoạt áp dụng quy trình xây dựng chủ đề/ dự án như thế nào cho tối ưu phù hợp nhiều góc độ, góp phần thực hiện thành công chủ đề/ dự án được lựa chọn. Điểm tối ưu là đề tài nghiên cứu này được áp dụng rộng rãi trên tất cả các môn học trong trường phổ thông. Nếu nhân rộng và triển khai tốt mô hình này thì phía người dạy được hỗ trợ nâng cao hiểu biết, kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu về dạy học bằng phương pháp STEM phù hợp với điều kiện thực tế triển khai..., phía người học được học tập nghiên cứu lĩnh hội kiến thức một cách đồng bộ bài bản, được áp dụng trải nghiệm thực tế góp phần nâng cao kỹ năng ... Từ đó phát huy vai trò chủ động, năng động, sáng tạo trong việc giải quyết tình huống, vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Tính thực tế của đề tài rất cao, khi có nhiều GV quan tâm phương pháp dạy học này, nếu GV nắm được thực trạng, đánh giá đúng tình hình, nắm vững quy trình lựa chọn và xây dựng chủ đề/ dự án thì chắc chắn việc tham gia dạy học STEM sẽ trở thành nhu cầu chính đáng và hiệu quả dạy học sẽ đúng mức yêu cầu đặt ra. Khi đề tài này lan tỏa cũng là kênh thông tin cho GV các phân môn khác tham khảo vào việc dạy học STEM để góp phần đạt hiệu quả như mong muốn.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Thực tế các giải pháp của đề tài này bản thân tôi đã được áp dụng ở trường THPT Trần Văn Kỷ trong nhiều năm qua tuy nhiên vẫn chưa thực sự bài bản, nhìn thấy thực trạng này ở nhiều trường học và cơ sở giáo dục nên đến năm học 2023 – 2024 bản thân tôi mới mạnh dạn đưa đề tài này vào nghiên cứu chuyên sâu và chủ động thực hiện kế hoạch dạy học STEM vào chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 11 một cách rõ nét, bám sát các giải pháp cấp độ vĩ mô và vi mô mà bản thân chủ động đề ra từ yêu cầu thực tiễn. Qua hoạt động dạy học này, như thổi một làn gió mới vào cách tiếp cận tri thức đa chiều cho HS, phía HS thì tham gia tích cực hơn, còn GV thấy vỡ lẻ được nhiều điều bổ ích. Thế nên bản thân tôi sẽ tiếp tục chia sẽ vấn đề này trong các hội nghị, thảo luận về chuyên môn ở nhiều cấp độ của nhà trường, địa phương... nhằm nhân rộng cho toàn trường, trên địa bàn các trường bạn, đặc biệt là các trường cấp THPT thuộc Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhận thấy đề tài có khả năng áp dụng rộng rãi trong thực tế và mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động giáo dục của các nhà trường, sự liên kết phối hợp giữa các đơn vị trường học trong địa bàn rất cao, đưa HS đi từ lí thuyết đến trải nghiệm thực hành, thực tế, liên hệ địa phương, vận dụng hiệu quả. Qua đây xây dựng cho HS có kiến thức, kỹ năng linh hoạt, có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Đó chính là kỹ năng STEM.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email