Chứng sợ thiếu điện thoại di động và mối quan hệ với thành tích học tập ở học sinh trung học thành phố Huế

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 25/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: TS. Nguyễn Tuấn Vĩnh, ThS. Nguyễn Phương Hồng Ngọc, TS. Nguyễn Bảo Uyên, ThS. Trần Thị Thuỷ Thương Ngọc, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Bé, PGS. TS. Trần Văn Công

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Đề tài là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chứng sợ thiếu điện thoại di động với những điểm mới và sáng tạo như sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về chứng sợ thiếu điện thoại di động, thành tích học tập và mối quan hệ giữa chứng sợ thiếu điện thoại di động và thành tích học tập - Thích nghi thang đo chứng sợ thiếu điện thoại di động (Nomophobia Questionnaire, NMP-Q) của Yildirim & Correia (2015) sang tiếng Việt theo đúng quy trình khoa học - Khảo sát, đánh giá chứng sợ thiếu điện thoại di động và tìm mối quan hệ giữa chứng sợ thiếu điện thoại di động với thành tích học tập của HS ở 6 trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Huế. - Xây dựng chương trình giáo dục hành vi sử dụng điện thoại di động hợp lý, góp phần phòng ngừa và can thiệp chứng sợ thiếu điện thoại di động

Tính sáng tạo

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo; là nguồn tham khảo cho học viên cao học, sinh viên các ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Tâm lý học giáo dục… trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Thang đo chứng sợ thiếu điện thoại di động phiên bản tiếng Việt đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực và có thể sử dụng rộng rãi trên mẫu khách thể là thanh thiếu niên Việt Nam. - Chương trình giáo dục hành vi sử dụng điện thoại di động có thể tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá ở các trường trung học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Nghiên cứu đã được thực hiện trong một quá trình với kinh phí không nhiều nhưng kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá và xã hội đáng kể, với những đóng góp cụ thể như sau: - Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Công tác xã hội cho giảng viên, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học. - Các sản phẩm của nghiên cứu như 01 sách chuyên khảo; 01 bài báo khoa học trên tạp chí thuộc danh mục ESCI, Q1; 02 bài báo đăng trên tạp chí Tâm lý học và Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 02 bài trong Hội thảo Khoa học quốc tế là nguồn chuyển giao hiệu quả đến các nhà giáo dục, quản lý giáo dục và giao viên, cũng như những người quan tâm đến tâm lý học và giáo dục học - Các hoạt động giáo dục hành vi sử dụng điện thoại di động được xây dựng công phu, có tính hệ thống, phù hợp với thực tiễn. Các nhà trường trung học có thể sử dụng miễn phí các hoạt động này trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email