Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/04/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Trương Thị Tuệ My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Hùng
Đơn vị học tập (làm việc): Lớp 12A3, trường THPT Thừa Lưu
Địa chỉ đơn vị: Xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
Chưa có bất kì một đề tài nào về “Chế tạo lá chằm nón, giấy Kraft từ thân cây chuối và vỏ hàu ứng dụng chế tác nón lá Huế và tranh làng Sình” tính đến thời điểm hiện tại. Chính vì thế đây là một đề tài hoàn toàn mới, mang tính sáng tạo, độc bản của riêng em.
-Nón lá Huế từ nguồn phế phẩm thân cây chuối:
+Đây là sản phẩm hoàn toàn mới, độc bản, chưa từng xuất hiện trên thị trường.
+Thông qua thực nghiệm, nón lá Huế từ thân cây chuối có những đặc tính ưu việt hơn so với nón lá Huế từ lá cây Bồ Diệp Quý. Sau 6 tháng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mưa, nón lá Huế từ thân cây chuối không xuất hiện dấu hiệu ẩm mốc, chất liệu dễ tìm kiếm, dồi dào và đặc biệt có những đường vân nón đặc trưng chạy song song đến tận chóp nón tạo nét riêng
+Một thân cây chuối bỏ đi sau khi thu hoạch buồng có thể chế tác được 3 chiếc nón lá Huế, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng giá trị của thân cây chuối. Từ đó giúp gìn giữ và phát triển làng nghề nón lá Huế truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người dân, quảng bá hình ảnh văn hóa Huế đối với bạn bè trong và ngoài nước.
-Tranh làng Sình từ nguồn phế phẩm thân cây chuối và vỏ hàu:
+Đây là sản phẩm hoàn toàn mới, độc bản, chưa từng xuất hiện trên thị trường.
+Trong qua thực nghiệm và kiểm nghiệm, giấy Kraft từ thân cây chuối và vỏ hàu ứng dụng vẽ tranh làng Sình có những đặc tính tương đương so với giấy Dó chuyên dùng vẽ tranh làng Sình đang bán trên thị trường. Đặc biệt, giấy Kraft do em tạo ra để vẽ tranh làng Sình có nguồn nguyên liệu dồi dào, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, khi vẽ độ bám màu và thấm màu tốt.
+Một thân cây chuối bỏ đi sau khi thu hoạch buồng và 50kg vỏ hàu bỏ đi sau khi chế biến món ăn có thể tạo ra được 50 tờ giấy Kraft, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt gìn giữ và phát huy dòng tranh dân gian làng Sình truyền thống của Huế.
-Giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, sử dụng có hiệu quả và nâng cao được giá trị của 2 nguồn phế phẩm là thân cây chuối và vỏ hàu một cách triệt để.
-Tận dụng nguồn phế phẩm nông lâm ngư nghiệp có sẵn, không mất tiền mua; hóa chất an toàn, giá thành thấp; quy trình tối giản, sản phẩm có thể dễ dàng nhân rộng ở quy mô hợp tác xã và khả năng thương mại hóa sản phẩm cao.
Tính sáng tạo
-Quy trình: tối giản, nguyên liệu có sẵn, hóa chất rẻ, dễ tìm kiếm, dễ dàng nhân rộng.
-Tổ chức workshop: Nhằm lan tỏa và phát huy nét đẹp văn hóa Huế trong đời sống đương đại, tổ chức trải nghiệm sử dụng sản phẩm, đưa các sản phẩm của em đến gần hơn với người tiêu dùng, em đã tổ chức các buổi workshop tại trường THPT Thừa Lưu với chủ đề “Cùng Top Banana lan tỏa và phát huy giá trị văn hóa Huế trong đời sống đương đại”.
-Biên soạn và phát hành 02 cuốn cẩm nang văn hóa Huế: “Nón lá Huế” và “Tranh làng Sình”, song ngữ (Việt Anh), được Hội đồng thẩm định trường THPT Thừa Lưu thẩm định.
-Xây dựng fanpage và website: Thành lập thương hiệu lấy tên là Top Banana, fanpage thu hút gần 200 lượt theo dõi và website hơn 1000 lượt truy cập.
Hiệu quả kinh tế xã hội
-Lợi ích kép: vừa giải quyết được một lượng lớn phế phẩm là thân cây chuối và vỏ hàu, vừa gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Huế trong đời sống đương đại, phấn đấu đưa thành phố Huế trực thuộc Trung Ương là trung tâm di sản, văn hóa hàng đầu cả nước.
-Tham dự Hội nghị: Có cơ hội tham gia hội nghị Doanh nhân Việt Nam 2024 tại thành phố Đà Nẵng.
-Hợp tác doanh nghiệp: Đề tài vinh dự được Doanh nghiệp Hợp tác xã Dầu tràm Lộc Thủy hỗ trợ và đồng hành trong việc sản xuất và quảng bá sản phẩm.
-Gây quỹ: Với các sản phẩm tự tạo ra, em và các bạn trong Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Thừa Lưu đã tiến hành gây quỹ yêu thương, hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hơn 5 triệu đồng.