Bước khởi đầu cho một ngành học mới – video art – tại Trường đại học Nghệ thuật Huế

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chỉ kéo dài trong 1 phút nhưng kể lại câu chuyện của 24 giờ với mọi ngóc ngách của đời sống, 17 tác phẩm phim ngắn video art tại Triển lãm trực tuyến video art Một ngày trong đời tôi có sức hút người xem mạnh mẽ và đọng lại thật nhiều cảm xúc¦

 

Làm sao chắt lọc tối đa để chuyển tải trong vòng 1 phút trọn vẹn ý tưởng nghệ thuật của mình, đồng thời kể lại câu chuyện của một ngày như một trích ngang và phản ánh quan điểm sống của cuộc đời thực sự là một thử thách không hề nhỏ đối với các nghệ sĩ tham gia triển lãm. Vượt qua thử thách này, 17 tác phẩm video art của các học viên là giảng viên của Trường đại học Nghệ thuật (ĐHNT) Huế đã chinh phục được thầy giáo – giảng viên Micael Noberg đến từ Học viện Mỹ thuật Umea, Thụy Điển và người xem có mặt tại buổi triển lãm hôm đó.

Những tác phẩm ấn tượng

Những thoáng gặp gỡ nhiều khi làm cho một ngày trở nên nhẹ nhõm hơn hay ngột ngạt hơn; nhưng cũng có những giây phút gặp gỡ hết sức ngắn ngủi lại có thể làm thay đổi cả một cuộc đời. Đó là câu chuyện một ngày trong đời tôi mà Đỗ Kỳ Huy muốn kể với người xem qua tác phẩm Encounter. Cũng là về những khoảnh khắc thời gian, trong tác phẩm Happiness (Hạnh phúc) của Lê Viết Trung, hình ảnh cô con gái bé bỏng của anh và nụ cười của bé trong giấc ngủ yên bình thực sự gây được ấn tượng và sự thích thú ở người xem. Tôi mau chóng quên đi mệt mỏi và bực bội trong người khi nhìn thấy nụ cười trong giấc ngủ của con tôi, Trung nói. Ở một tác phẩm khác, tác phẩm Letter (Thư) của Nguyễn Thị Hiền Lê, những hình ảnh rất đỗi đời thường, không kỹ xảo gợi về một buổi sáng trong trẻo, một nỗi nhớ hồ như cả tiếc nuối nữa về những điều mà chúng ta đã từng có và từng quên. Một ngày trong cuộc sống thường nhật, tôi tìm lại trong bức thư của mình những nỗi nhớ và quên. Nhớ về những dòng chữ mà lâu rồi mình quên không cầm bút viết, nhớ một người bạn mà cuộc sống bận rộn làm mình quên không hỏi thăm, nhớ những phút giây rảnh rỗi trong một ngày bận rộn,¦để rồi tất cả những nỗi nhớ lại bị quên đi, cuốn theo những thói quen của cuộc sống thường nhật.

Dẫu chỉ vỏn vẹn trong 1 phút nhưng các tác giả đã sử dụng đa dạng cách tiếp cận của phim truyện, phim tài liệu, phỏng vấn, phim hiệu ứng thị giác để thể hiện ý tưởng và chuyển tải đến người xem những cung bậc cảm xúc rất thực và rất đời. Đó là những cảm xúc về nỗi buồn, niềm vui, sự khát vọng, thậm chí là những nỗi thống khổ ở những giai điệu khác nhau,…Điều đó làm nên ý nghĩa đời tôi, Tô Trần Bích Thúy nói. Bằng những hình ảnh đặc tả về bàn tay, điều mà Lương Ánh Tuyết muốn thể hiện qua tác phẩm Bàn tay chính là tình cảm với người thân. Bàn tay chịu sự điều khiển của trí óc và con tim. Khi người thân mình sắp ra đi thì tình thương sẽ thể hiện qua đôi tay chăm sóc, níu kéo người thân ở lại nhưng rồi họ vẫn phải đi mãi mãi¦. Theo Phan Lê Chung, phim Một ngày trong đời tôi chỉ được diễn giải 24h cô lại trong 1 phút nên hình ảnh phải đắt giá, chắt lọc và hiệu quả thị giác phải cực kỳ đắt nếu không sẽ trở thành một sự kể lể. Và sự cô đọng này được thể hiện qua tác phẩm Pack up của Chung với hình ảnh diễn ra liên tục nhưng không hề có âm thanh thể hiện sức căng của cuộc sống, đó là hình ảnh về chồng sách vở bề bộn trên bàn, rồi cũng những cuốn sách đó nhưng được sắp xếp gọn gàng lại và tiếp đó, chúng được bọc lại bằng băng keo. Cuộc sống khiến bạn phải bận tâm và bạn phải tự sắp xếp hành trình cho cuộc đời mình là điều mà Chung muốn chuyển tải. Lâu này, mọi người đã làm phim nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp mà tự mày mò học hỏi. Với lớp tập huấn này, giảng viên Micael Norberg, chuyên gia về video art của Thụy Điển đã hướng dẫn chúng tôi cách làm phim video art một cách bài bản, Chung nói.

Nền móng cho một ngành học mới – video art

Giảng viên Micael Norberg đã có những lời nhận xét rất tốt đẹp với những học viên của mình: Tôi rất hài lòng về những học viên của tôi. Họ rất tài năng, có nhiều ý tưởng, muốn làm nhiều điều khác biệt và đã làm nên những tác phẩm rất tốt. Triển lãm này chính là kết quả của quá trình làm việc nỗ lực của các học viên trong vòng một tháng. Tôi ấn tượng với tất cả tác phẩm.

Ông Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật cho biết: Đây là lần đầu tiên trường tổ chức một lớp tập huấn dành riêng cho giảng viên và rất chọn lọc, chỉ có 17 giảng viên được tham gia học lớp này. Đối với sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam trong lòng khu vực và trên thế giới thì những lớp tập huấn như thế này cực kỳ quan trọng vì không có nó, chúng ta không thể giao tiếp ra bên ngoài được. Trong khi khu vực và trên thế giới đang làm những nghệ thuật động, mỹ thuật đa phương tiện thì chúng ta cứ loại hình mỹ thuật truyền thống như tranh giá vẽ và những khối tĩnh, điều đó sẽ làm ta đi chậm. Do vậy, đây là một cách để nhà trường cho giảng viên tiếp cận tri thức mới của thế giới một cách chính thức, bài bản. Lớp tập huấn đầu tiên về video art này có ý nghĩa đặt nền móng cho một không gian mới, nền học mới mà nhà trường sẽ mở rộng trong tương lai. Thời gian tới những lớp tập huấn như thế này sẽ còn được tiếp tục và Trường ĐHNT Huế sẽ mở ngành học này, và như vậy chúng ta sẽ đi trước TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

                                                                                                Ngọc Hà

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email