Một số phương pháp tăng sức đề kháng cho bò

Như mọi cơ thể động vật khác, bò cũng đáp ứng lại với những tác động của môi trường bằng những phản ứng xác định, các hormon thích ứng được tăng cường sản xuất.

Những thay đổi được áp đặt cho đàn như tăng số con trong mỗi ô chuồng, khí hậu không phù hợp, sự mất yên tĩnh của con vật như thiến, hoạn, tiêm, chuyển chỗ, giết mổ¦ đều có thể đảo lộn trật tự xã hội đã được hình thành và gây nên tình trạng không ổn định thường xuyên, làm giảm sức đề kháng tự nhiên và khả năng sinh sản của động vật. Từ đó dẫn đến con vật chậm lớn, sút cân, kết phát nhiều bệnh truyền nhiễm trầm trọng, gây chết hàng loạt.

Các phương pháp làm tăng sức đề kháng cho bò ngày càng được chú trọng nhiều trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

1. Nuôi dưỡng hợp lý

Để tăng sức đề kháng cho bò, điều đầu tiên là nâng cao sức khoẻ cho bò. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cân đối tuỳ theo giống, lứa tuổi, mục đích khai thác và trạng thái cơ thể của bò. Trong khẩu phần chú ý bổ sung các chất khoáng, đặc biệt là Ca, P, Na, K vì cần kích thích sự tăng trưởng của các tế bào xương là nơi sinh ra các tế bào máu, đặc biệt là bạch cầu nhằm làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D, A, C. Có thể dùng các loại thuốc làm bổ máu như Sweet Iron Oral, Inifer 200, Hematopan B12, Hierrodenxina..

Cần chủ động trồng cỏ, ưu tiên cỏ giàu đạm như cỏ họ Đậu, cỏ hỗn hợp và các cây thức ăn xanh khác như keo dậu, mít,… Phải sơ chế trước khi cho bò ăn như cắt, thái, nghiền nhỏ¦ Tăng cường chế biến và bảo quản tốt các thức ăn tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các thức ăn ủ xanh giàu đạm, khoáng và sinh tố như thân, lá ngô ủ xanh, dây khoai lang, thân lá lạc ủ xanh¦

Trong các giai đoạn sinh trưởng của bò, cần tuân thủ đúng, đủ chế độ dinh dưỡng cho từng giống, tuổi. Đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh nhất thiết phải cho bê bú sữa đầu của mẹ nó để giúp bê khoẻ mạnh lớn nhanh, kháng được nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hoá.

Để bò thích nghi với khẩu phần, tránh rối loạn tiêu hoá cần phải tập cho gia súc quen dần với thức ăn. Bò trước khi đưa vào vỗ béo, phải được tẩy giun sán, có ngoại hình cân đối, tăng trọng bình thường. Bò phải được phân theo nhóm, đều về tuổi, khối lượng và giới tính để tránh xung đột trong đàn và tiện lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng. Cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ. Tuỳ vào nguồn thức ăn sẵn có và dự kiến kế hoạch vỗ béo mà phối hợp khẩu phần nhưng luôn phải đáp ứng nhu cầu duy trì và phát triển.

2. Chăm sóc chu đáo

Chú trọng việc thiết kế, xây dựng chuồng trại

Bê nuôi trong cũi và bò nuôi trong các chuồng kiểu 1 mái, 2 mái được thiết kế và xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với từng giống và tuổi bò. Có hệ thống làm mát, sưởi ấm và xử lý chất thải chăn nuôi.

Đảm bảo chế độ vận động cho bò

Tăng cường vận động cho bò là phương pháp rất hiệu quả để tăng sức đề kháng cho bò. Ngoài việc vận động tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bò. Dưới tác dụng của các tia tử ngoại, sự hình thành vitamin D và các hoạt chất sinh học khác được thuận lưọi làm thúc đẩy cac quá trình oxy hoá, tăng hàm lượng Hemôglobin trong máu, điều hoà trao đổi khoáng, tăng lưu thông máu và bạch huyết, nâng cao phản ứng phòng vệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu ánh sáng tử ngoại, con vật sẽ bị thếu vitamin D, thường kéo theo rối loạn hoạt động của cơ quan tiêu hoá, mất tính ngon miện, mất trương lực dạ cỏ, các bệnh về xương như loãng xương, bại liệt¦

Vận động tích cực lúc còn ít tuổi có vai trò lớn trong sự phát triển của bê và sự hình thành sức sản xuất. Vận động làm tăng tính thèm ăn và sự phát triển tốt của các cơ quan bên trong.

Giai đoạn sơ sinh, cho bê xuống cũi vận động tự do 3 – 4 giờ/ngày. Nên cho vận động vào lúc sáng 8 – 10 giờ, chiều vào lúc 3 – 5 giờ vào mùa hè và mùa đông thì chậm hơn 30 phút. Trong tháng đầu tiên cần cho bê vận động trên sân chơi mỗi ngày 2-5 giờ. Sau đó hàng ngày nên chăn thả bê tự do trên bãi chăn. Giờ chăn thả trung bình cho bò trưởng thành 7 – 8 giờ/ngày.

Vệ sinh phòng bệnh và đảm bảo môi trường

– Đánh số, kẹp số cho bò để theo dõi tình trạng của từng con.

– Đối với bê sơ sinh: Hàng ngày kiểm tra tình hình sức khỏe, bệnh tật của bê.. Mỗi ngày sát trùng rốn một lần bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô. Giai đoạn bê bú sữa phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ (bình hoặc chậu, xô bú, …). Đây là điều kiện rất quan trọng để đề phòng các bệnh đường tiêu hoá cho bê. Bình bú phải rửa sạch ngay sau mỗi lần bú. Cỏ non, cỏ khô và nước uống luôn đảm bảo sạch sẽ, không lẫn tạp chất.

– Thường xuyên tắm chải cho bê, mùa hè 2 lần/ngày, mùa đông 1 lần/ngày lúc trưa nắng. Trước khi cai sữa cần tẩy giun, sán cho bê.

– Đối với bò sinh sản cần kiểm tra sức khoẻ cá thể thường xuyên. Khám thai định kỳ, kiểm tra bầu vú, cơ quan sinh dục để phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp.

– Không chăn thả chung với các gia súc có thể truyền bệnh truyền nhiễm cho bò như không chăn thả bò chung với cừu vì có thể cừu là vật trung gian truyền nhiễm bệh sốt CATA cấp tính ở bò, không chăn thả bò ở nơi có nhiều loài dĩn Culicoides spp (gây bệnh lưỡi xanh), ve Ornitodorus coriacens, muỗi Hendeslinea topenis¦

– Định kỳ (1 quý hoặc 1 năm) kiểm tra huyết thanh học với toàn bộ bò để kịp thời phát hiện tình hình nhiễm bệnh và loại trừ những con mang mầm bệnh.

– Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng tinh trước khi sử dụng tinh cho thụ tinh nhân tạo.

– Phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình nuôi tân đáo bò mới mua về trước khi nhập đàn.

– Đối với bò sữa: Trước khi vắt sữa, vắt các tia sữa đầu tiên vào một cốc có đáy màu đen xem có gì bất thường không. Cần phải thu những tia sữa đầu tiên vào trong một dụng cụ riêng để không làm phát tán mầm bệnh trong chuồng nuôi. Tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh vắt sữa. Nếu trong đàn có những con ốm hoặc mắc bệnh viêm vú thì phải vắt sữa sau cùng. Hàng tháng tiến hành kiểm tra bằng CMT với việc sử dụng dung dịch Teepol, Lauryl Sulfate Sodium hoặc Deterol và điều trị ngay các trường hợp viêm vú phi lâm sàng. Sau khi bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (Cloxamam, Mastijet) trực tiếp vào các ống núm vú.

– Không chăn thả bò ở các bãi cỏ gần khu công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng, gần các ruộng vườn mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật¦ Tại các khu bãi chăn có phun thuốc trừ sâu cần phải chờ ít nhất 10 ngày cho thuốc kịp phân huỷ mới thu cắt hoặc chăn thả bò.

– Kiểm tra thức ăn và các nguồn nước uống, nếu phát hiện có mùi lạ thì loại bỏ và cách ly cho bò.

– Cỏ và các loại thức ăn xanh thu cắt về trước khi cho bò ăn cần rửa sạch sẽ và phơi tái.

– Thường xuyên khơi thông cống rãnh quanh chuồng trại và bãi chăn thả. Phát khoang các bụi rậm quanh khu chăn nuôi để côn trùng không có nơi cư trú. Xịt thuốc diệt côn trùng 1 lần/tháng để phòng các bệnh ký sinh trùng đường máu và ngoại ký sinh cho bò.

– Định kỳ kiểm tra phân và sử dụng các loại thuốc như Dertil B, Fascioranida, Dovenix,… để diệt sán lá gan cho bò vào tháng 4, tháng 8 hàng năm…

– Áp dụng các biện pháp ủ phân bò để diệt trứng và ấu trùng sán.

– Chăn thả bò luân phiên ở nhiều bãi chăn thả.

– Xây dựng những điểm uống nước cho bò trên các bãi chăn.

Hạn chế các tác nhân xã hội với đời sống của bò.

Không thay đổi liên tục, đột ngột người chăm sóc hoặc vắt sữa hàng này. Không xua.đuổi thô bạo bò khi dồn lên xe vận chuyển, khi đưa ra bãi chăn hoặc trước khi vắt sữa, khai thác tinh¦ Hạn chế thay đổi vị trí của bò trong chuồng khi bò đã thích nghi. Tốt nhất là không xây dựng chuồng bò gần nơi ồn ào, khu công nghiệp¦ Bãi chăn thả nên đủ rộng, đảm bảo mỗi con có 5 – 6 m2 trở lên. Tập cho bò có phản xạ có điều kiện về giờ chăn thả, giờ vắt sữa, giờ ăn thêm¦ Sau khi nuôi tân đáo, nhập bò mới vào đàn cần phải quan sát, theo dõi ít nhất 1 tuần để xem bò mới có thực sự hoà nhập, thích nghi với đàn không. Chú trọng việc phân loại đàn hợp lý tuỳ theo giống, lứa tuổi, thể trạng và mục đích khai thác.

Sử dụng thuốc

Cần tuân thủ đầy đủ việc tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm như bệnh nhiệt thán, sảy thai truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh tụ huyết trùng…

Trong chăn nuôi tập trung cũng như chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ, để giảm hậu quả phản ứng đối với các tác nhân của môi trường, xã hội của cả đàn đông hay cả từng cá thể bò, phương pháp hiện nay là áp dụng có hiệu quả các thuốc tăng sức đè kháng, giảm stress hay trấn tĩnh và các thuốc an thần. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Có nhiều loại thuốc tăng sức đề kháng, an thần hoặc trấn tĩnh, giảm stress cho bò như In stress, Inter – Feed Premix, CVC type A coated Ascorbic Acid, Ovo-Stark Complex,…

Đào Lệ Hằng

Nguồn tin : T/c Chăn nuôi, 6 – 2008, tr 46

vusta.vn thứ sáu, 31/10/2008, 00:00 GMT+7

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email