Các tác động trong khai thác mỏ đá xây dựng đến môi trường

Như chúng ta đã biết, trong quá trình khai thác mỏ thì các tác động của hoạt động khai thác mỏ gồm các yếu tố như: bụi, khí thải, chất thải rắn, công nghệ chế biến, môi trường đất.

     1. Tác động của bụi và khí

     a. Tác động của bụi đá

Bụi đá phát sinh trong khai thác và vận chuyển là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

Bụi phát sinh là các bụi vô cơ và bụi chứa khoáng chất khi vào phổi thường gây các kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây nên những bệnh hô hấp. Mặt khác, bụi đá có kích thước lớn (bụi thô) nên ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ảnh hưởng không nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên bụi đá chứa hàm lượng SiO2: 95%, với cỡ hạt nhỏ dưới 5m chiếm 3,5% dễ dàng qua khí quản vào phổi. Bụi đá chứa khoáng chất khi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng gây xơ hoá phổ và những bệnh hô hấp khác. Bụi chứa khoáng chất  khi vào phổi là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có khả năng gây ung thư­ và các bệnh nội tạng khác.

 b. Tác hại của các dioxyt l­ưu huỳnh và dioxyt nitơ (SO2, NO2)

SO2, NO2  do nổ mìn tạo ra, là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ­ướt tạo thành các axit gốc SO2, NO2  vào cơ thể  qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó thâm nhập vào máu. SO2, NO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các oxit bụi lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micromet sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đ­ưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

Đối với thực vật, các khí SO2, NO2 khi bị ôxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1-2 ppm có thể gây hại cho lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc lâu dài (khoảng 0,15-0,3ppm).

    c. Oxyt cacbon (CO) và khí cacbonic (CO2)

Oxyt cacbon (CO): Oxyt cacbon do nổ mìn tạo ra, dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào .

Khí cacbonic (CO2) gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy. Một số đặc tr­ưng gây độc của CO2 như sau:

Nồng độ CO2,ppm(%) Biểu hiện độc tính
50.000ppm(5%) Khó thở, nhức đầu
100.000ppm(10%) Ngất, ngạt thở

Nồng độ CO2 trong khí sạch chiếm 0,034%. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 không lớn hơn 0,034%.

 d. Tác động của các chất ô nhiễm

     – Chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước do tăng độ đục nguồn nước, làm giảm nhu cầu sinh học, hoá học và gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận. Theo TCVN 6984-2001 nồng độ các chất lơ lửng trong nước thải được phép thải ra môi trường khi l­ưu lượng Q = 50-200m3/s là 90mg/l.

     – Các chất dinh dưỡng: N, P

Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phù dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thuỷ sinh.

     – Các chất hữu cơ BOD5

Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là carbonhyđrate. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ bằng cơ chế sử dụng oxy hoà tan trong nước để ôxy hoá các hợp chất hữu cơ. Sự ô nhiễm các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ. Ôxy hoà tan sẽ giảm, gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh.

     – Dầu mỡ

Dầu mỡ khi thải vào nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu, một phần nhỏ hoà tan trong nước hoặc tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống sông sẽ tích tụ trong bùn.

Dầu mỡ không những là những hợp chất hyđrocarbon khó phân huỷ sinh học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như các chất dẫn xuất phenon, gây ô nhiễm môi trường môi trường nước, đất.

  2. Tác động của chất rắn sản xuất

Các chất rắn chủ yếu trong khai thác bị nước mưa cuốn trôi thải vào hồ là: hạt cát, hạt sét.

   3. Tác động do công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến gồm các công đoạn đập nghiền, sàng đá theo quy cách, trong qúa trình sản xuất sẽ sinh bụi, tiếng ồn, sẽ tác động đên môi trường chung và sức khỏe công nhân.

4. Tác động tới môi trường đất

Các chất rắn chủ yếu trong khai thác mỏ: hạt cát, hạt đá sét, các chất thải rắn và quá trình khai thác sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất.

   5. Cảnh quan và lịch sử

Tùy thuộc vào diện khai thác nhỏ.

   6. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội

Sự ra đời của mỏ và khu chế biến sẽ tác động đến môi trường kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng trong khu vực:

– Cải thiện một số cơ sở hạ tầng

+ Xây dựng nâng cấp giao thông.

+ Tài trợ xây dựng các công trình làm trụ sở, trường học, trạm xá…

– Góp phần nâng cao mặt bằng kinh tế xã hội

Nâng cao dân trí, chuyển sang làm dịch vụ với thu nhập cao hơn. Nâng cao khả năng chữa bệnh, tăng thu nhập chung từ thuế và làm dịch vụ, thu nhận con em nhân dân trong vùng vào làm việc tại mỏ.

      Tác động tiêu cực

Sự giao lư­u kinh tế văn hoá được cải thiện nên một số tệ nạn xã hội sẽ thâm nhập và gây hậu quả xấu. Cần có các biện pháp phối hợp với chính quyền sở tại đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

     7. Tác động của khai thác đá đến sức khoẻ của người lao động

     a. Bệnh nghề nghiệp

Môi trường khai thác gây ô nhiễm cục bộ và toàn bộ khu vực, khi tiến hành dự án cần quan tâm xử lý đúng mức vấn đề này. Mặt khác do điều kiện vi khí hậu ở khu vực khai thác lộ thiên, chế biến đá, vì vậy người lao động nói chung thường mắc các loại bệnh sau:

b. Bệnh nhiễm bụi đá

Chủ yếu là công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi có hàm lượng oxit silic và oxit can xi trên tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết công nhân mỏ sau khi tiếp xúc với môi trường lao động ở mỏ từ 6 tháng trở lên đều có thể bị nhiễm bụi.

  c. Bệnh bụi phổi

Các công nhân trực tiếp sản xuất đều tiếp xúc thường xuyên với môi trường ở những nơi phát sinh bụi, trong đó có bụi chứa silicat SiO2, nên cần phải có các giải pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi.

BÙI THẮNG

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email