Hội thảo về Phong trào Đông Du

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Ngày 3/11, Hiệp hội Asaba, thành phố Fukuroi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản; UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức hội thảo về Phong trào Đông Du nhân dịp kỷ niệm 105 năm phong trào Đông Du, 100 năm ngày mất của Asaba Sakitaro và 70 năm ngày mất của nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Bài thuyết trình của GS TS Nguyễn Chương Thâu, Viện Sử học Việt Nam chỉ rõ: Phong trào Đông Du do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905 – 1909 nhằm tuyển chọn những thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học văn hóa và quân sự để về nước đánh đuổi thực dân Pháp và xây dựng đất nước Việt Nam. Đến giữa năm 1908, số du học sinh đã lên tới 200 người. Phong trào đã được các chính khách, nhân sĩ, trí thức tiến bộ Nhật Bản, đặc biệt là bác sĩ Asaba Sakitaro giúp đỡ, ủng hộ tiền của. Phong trào đang hoạt động thì bị thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật đàn áp, giải tán. Tháng 3 năm 1909, toàn bộ lưu học sinh Việt Nam, cùng Phan Bội Châu và Cường Để đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Năm 1918 (10 năm sau khi rời khỏi Nhật Bản), cụ Phan đã tìm về tận quê hương của Asaba Sakitaro (lúc này đã qua đời) để dựng bia kỷ niệm cho ân nhân lớn của mình tại khuôn viên đền Jo-rin tại Umeyama, thành phố Fukuroi, tỉnh Shizuoka. Tấm bia đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Nhật Việt cho đến ngày nay.

Nhân dịp này, Hiệp hội Asaba đã xuất bản cuốn sách Tình bạn giữa Phan Bội Châu và Asaba Sakitaro trong Phong trào Đông Du nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Buổi sáng cùng ngày đã diễn ra Lễ tiếp nhận bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ Phong trào Đông Du tại nhà lưu niệm cụ Phan do Hiệp hội ASABA và những người Nhật hảo tâm trao tặng.

Nguyễn Văn Quế

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email