DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Trần Thị Hải Lê, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Thị Bích

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

- Tiếp tục khẳng định ý nghĩa của việc dạy học nội dung Giáo dục địa phương ở trường THCS; Đánh giá đúng thực trạng việc dạy học mạch kiến thức Lịch sử - Văn hoá của nội dung GDĐP ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xây dựng được hệ thống tài liệu cần thiết sử dụng trong dạy học mạch kiến thức Lịch sử - Văn hoá của nội dung Giáo dục địa phương ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất được hình thức và biện pháp dạy học mạch nội dung Lịch sử - Văn hoá của Giáo dục địa phương ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số khuyến nghị các cho việc dạy học mạch kiến thức Lịch sử - Văn hoá của nội dung Giáo dục địa phương ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tính sáng tạo

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế dạy học mạch kiến thức Lịch sử - Văn hoá của nội dung Giáo dục địa phương ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Nghiên cứu đã được thực hiện trong một quá trình với kinh phí không nhiều nhưng kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá và xã hội khá lớn, khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu khá phong phú. Cụ thể: - Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV các trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế dạy học mạch kiến thức Lịch sử - Văn hoá của nội dung Giáo dục địa phương ở trường THCS tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS; từ đó nâng cao hiểu biết cơ bản của HS về lịch sử, văn hoá của Thừa Thiên Huế; bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa Huế, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển giàu mạnh. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email