NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY ĐỔI BÀI TOÁN HÌNH HỌC TỪ CHỨNG MINH SANG KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH LỚP 11 THPT

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Lê Nguyên Thảo, Phạm Bá Thành

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trung tâm GDNN- GDTX thị xã Hương Thủy

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 256 Thuận Hóa, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Tính mới: Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ làm thế nào để thay đổi bài toán chứng minh hình học sang khảo sát và cách thức thay đổi bài toán của học sinh lớp 11 THPT. Đồng thời thấy được quan niệm của học sinh lớp 11 THPT về những đặc điểm tích cực của bài toán khảo sát trong thúc đẩy học toán. Nghiên cứu đã cho thấy tính đa dạng trong các kiểu bài toán khảo sát được hình thành và cách thức chuyển đổi các bài toán sang dạng này. Kết quả cũng chỉ ra rằng học sinh gặp những khó khăn nhất định trong việc chuyển đổi bài toán sang dạng khảo sát. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều đã nhận thấy những ưu điểm của bài toán khảo sát cũng như sự cần thiết phải có kỹ năng tạo ra các bài toán khảo sát trong quá trình dạy học toán. Tính sáng tạo: Hình học không gian là một nội dung khó và trừu tượng đối với nhiều học sinh. Để giúp học sinh có thể hiểu được nội dung này, giáo viên mạnh dạng đưa vào các chủ đề để học sinh tạo ra các bài toán khảo sát từ các bài toán chứng minh trong sách giáo khoa với nội dung phù hợp. Với những bài bập khảo sát đó học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức, phát hiện các kiến thức một cách tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò. Thay đổi bài toán hình học từ dạng chứng minh sang dạng khảo sát là một nội dung cần thiết của học sinh nhằm tạo ra các bài toán khảo sát thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết, từ đó giúp cho học sinh nắm bắt các kiến thức hình học một cách linh hoạt không áp đặt. Trong chương trình THPT hiện nay, phương pháp học dựa trên khảo sát vẫn còn ít được quan tâm giới thiệu và vận dụng. Học sinh ít được rèn luyện và thực hành với việc đặt ra bài toán mới hay chuyển từ bài toán “đóng” dạng chứng minh sang bài toán “mở” dạng khảo sát. Vì vậy cần khuyến khích học sinh nghiên cứu và thực hành vấn đề này để tăng cường kỹ năng dạy học sau này. Tính sáng tạo: Hình học không gian là một nội dung khó và trừu tượng đối với nhiều học sinh. Để giúp học sinh có thể hiểu được nội dung này, giáo viên mạnh dạng đưa vào các chủ đề để học sinh tạo ra các bài toán khảo sát từ các bài toán chứng minh trong sách giáo khoa với nội dung phù hợp. Với những bài bập khảo sát đó học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức, phát hiện các kiến thức một cách tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò. Thay đổi bài toán hình học từ dạng chứng minh sang dạng khảo sát là một nội dung cần thiết của học sinh nhằm tạo ra các bài toán khảo sát thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết, từ đó giúp cho học sinh nắm bắt các kiến thức hình học một cách linh hoạt không áp đặt. Trong chương trình THPT hiện nay, phương pháp học dựa trên khảo sát vẫn còn ít được quan tâm giới thiệu và vận dụng. Học sinh ít được rèn luyện và thực hành với việc đặt ra bài toán mới hay chuyển từ bài toán “đóng” dạng chứng minh sang bài toán “mở” dạng khảo sát. Vì vậy cần khuyến khích học sinh nghiên cứu và thực hành vấn đề này để tăng cường kỹ năng dạy học sau này.

Tính sáng tạo

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giáo viên các trường THPT cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng áp dụng vào thực tiễn dạy học Chương trình môn Toán học THPT 2018.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Đề tài nghiên cứu phù hợp với định hướng đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học, cũng như đổi mới kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông theo các thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù thực hiện đề tài nghiên cứu với chi phí không nhiều nhưng kết quả nghiên cứu mang tạo hiệu quả kinh tế, văn hoá và xã hội khá lớn, có thể triển khai trên diện rộng một cách dễ dàng, hiệu quả. Cụ thể: - Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giáo viên các trường THPT cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng áp dụng vào thực tiễn dạy học Chương trình môn Toán học THPT 2018. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; giúp học sinh nắm bắt các kiến thức hình học một cách linh hoạt không áp đặt thông qua sự tìm tòi, khám phá, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên THPT; Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Toán học các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email