ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIA-PORTAL VÀ FACTORY-I/O LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MÔ PHỎNG VÀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 05/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Th.S Huỳnh Tấn Mẫn, TS. Lê Văn Luận, Th.S Nguyễn Thị Hoài Lương, Nguyễn Thị Ngọc Lan

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 70 Nguyễn Huệ, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

- Tạo ra được mô hình học tập và nghiên cứu khoa học dựa trên thực tiễn của quá trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, kết hợp với quá trình thực tế tại doanh nghiệp của giảng viên dạy nghề. - Ứng dụng hiệu quả công nghệ và thành quả khoa học mới vào thực tiễn đời sống xã hội, giáo dục nghề nghiệp và đặc biệt trong sản xuất công nghiệp hiện tại. - Là xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin của hầu hết các sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất.

Tính sáng tạo

- Mô hình sử dụng các công cụ lập trình, mô phỏng, giám sát và truyền thông trong dân dụng và công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi do tính trực quan và dễ sử dụng của chúng... - Công nghệ lập trình, mô phỏng cho các hệ thống sản xuất còn đang được sử dụng trong dây chuyền sản xuất tại các nhà máy sản suất công nghiệp. Vì vậy có thể nói đề tài gắng liền với nhu cầu sản xuất và thực tiễn của xã hội và đặc biệt là được ứng dụng trong công nghiệp. - Mô hình còn được sử dụng làm phương tiện dạy học môn lập trình điều khiển PLC; hệ thống thu thập dữ liệu, truyền thông và giám sát trong công nghiệp (SCADA) thuộc tổ bộ môn chuyên môn Điện Công Nghiệp và là mô hình nghiên cứu khoa học tại khoa Điện-Điện Tử trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Công nghệ lập trình điều khiển, mô phỏng, thu thập dữ liệu và giám sát cho các hệ thống sản xuất là giải pháp điều khiển tự động mới đang được sử dụng trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất cộng nghiệp hiện tại. - Mô hình còn có thể sử dụng làm phương tiện dạy học trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong ngành điện công nghiệp, cơ điện tử và là mô hình nghiên cứu khoa học trực quan, hạn chế được việc đầu tư thiết bị, giá thành thấp. - Việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn vào đời sống sinh hoạt và sản xuất, không những mang lại sự đảm bảo an toàn cho người, nâng cao tuổi thọ của các thiết bị, làm giảm chi phí trong quá trình đầu tư, sản xuất vận hành, bảo trì bảo dưỡng của các hệ thống sản xuất tự động, giảm thời gian thu hồi vốn. Mang lại nhiều lợi ích đặc biệt hiệu quả kinh tế cao.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email