Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 04/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Đặng Hoàng Kim Hạnh; Đặng Thị Minh Trúc
Giáo viên hướng dẫn: Dương Hiển Phước
Đơn vị học tập (làm việc): 11B6 Trường THPT Hóa Châu
Địa chỉ đơn vị: Quảng An, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
Đề tài “ Ứng dụng IoT trong hệ thống nuôi hồ tôm” đã có trên thị trường nhưng chưa áp dụng rộng rãi vì giá thành cao. Người nông dân phải tốn rất nhiều chi phí để đầu tư. Sản phẩm của chúng em đã tối thiểu hóa chi phí để phù hợp với các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng quê Quảng Điền. Tính mới mà các hệ thống khác có thể chưa có đủ, đó là hệ thống có bể chứa nước sạch cấp vào hồ, có bể chứa xi-phông để chứa chất thải cần xử lý, có hồ đo để bơm mẫu nước để đo các thông số. Đặc biệt là cách bố trí 4 hệ thống quạt nước để tạo dòng chảy xoáy, đưa chất thải của tôm và thức ăn dư vào giữa hồ, nơi có ống hút xi-phông để đưa ra bể xi-phông.
Tính sáng tạo
Thông qua sự tìm hiểu, khảo sát, chúng em nhận thấy khả năng áp dụng mô hình này vào thực tế rất cao. Vì máy móc khoa học – kỹ thuật chưa được áp dụng nên phần lớn người dân nơi đây chỉ nuôi trồng và thu hoạch theo kinh nghiệm nên gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình nuôi. Quan trọng hơn hết là giá thành rẻ, có thể áp dụng cho hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ.
Việc ứng dụng IoT trong nuôi tôm góp phần giảm thiểu sức lao động, hạn chế nguy hiểm cho người chăn nuôi khi thời tiết xấu. Vừa nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi, vừa cắt giảm chi phí. Qua đó góp phần tạo dựng vị trí và thương hiệu của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu.
Có thể áp dụng mô hình để nuôi tôm cảnh, bể thủy sinh, tăng phong thủy cho ngôi nhà.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Mang lại hiệu suất cao cho số lượng tôm thu hoạch được khi tỉ lệ tôm sống cao do xử lí môi trường nuôi tối ưu nhất.