6 biến thể của SARS-CoV-2 gây COVID-19 tại Việt Nam

     SARS-CoV-2 liên tục đột biến và tạo ra những biến thể mới. Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 6 biến thể của SARS-CoV-2. Tại thời điểm này, chưa có bằng chứng cho thấy những biến thể này gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm tăng nguy cơ tử vong.

SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) từ tháng 12/2019, đến nay đã lan ra khắp thế giới, với số ca mắc tính đến ngày 06/5/2021 lên tới gần 156 triệu người mắc với trên 3,2 triệu người tử vong.  Tình hình dịch bệnh sau hơn 1 năm vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, chủng virus này cũng liên tục biến đổi tạo ra các biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao hơn, thời gian ủ bệnh có vẻ dài hơn, chu kì lây nhiễm ngắn hơn và có khả năng lây qua không khí thay vì qua tiếp xúc gần từ người sang người như đánh giá lúc ban đầu.

I. Các biến thể của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại Việt Nam hiện nay

Đến ngày 6/5/2021, Việt Nam đã ghi nhận 6 biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 gồm:

TT

Biến thể Tên gọi khác Tên thường gọi Gây dịch ở Việt Nam Thời gian Tính chất chung
1 D614G   Châu Âu Đà Nẵng 7/2020 Chủng phổ biến, hơn 70% trên thế giới
2 B.1.351 20H/501.V2 Nam Phi Hà Nội 12/2020 Ca nhập cảnh duy nhất
3 B.1.1.7 20B/501Y.V1 Anh Hải Dương 2/2021 Khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỉ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ
4 A.23.1 Rwanda Rwanda TP Hồ Chí MInh 12/2020 Chùm ca bệnh tại Tân Sơn Nhất
5 B.1.526.1 20C Hoa Kỳ Hà Nội 2/2021 Chùm ca bệnh tại Hà Nội. Tốc độ lây nhiễm không cao,
6 B.1.617.2 20A/S:478K Ấn độ Yên Bái 4/2021 Lây lan nhanh hơn và có dấu hiệu làm giảm tác dụng của vacxin (đặc tính của chủng virus Nam Phi), nên được gọi là chủng virus biến thể kép

II. Nguy cơ của các biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19

Khả năng lây lan nhanh hơn từ người sang người.  Đã có bằng chứng cho thấy một chủng đột biến, D614G, có khả năng lây truyền nhanh hơn so với SARS-CoV-2 kiểu hoang dã. Còn có bằng chứng dịch tễ học cho thấy biến thể 614G lây lan nhanh hơn virus không có đột biến.

Khả năng gây bệnh nhẹ hơn hoặc nặng hơn ở người. Không có bằng chứng cho thấy những biến thể SARS-CoV-2 được xác định gần đây gây ra bệnh nặng hơn những biến thể trước đó.

Khả năng lẫn tránh phát hiện bởi các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu. Không vì hầu hết các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện nay đều có nhiều gen mục tiêu khác nhau để phát hiện virus, khi có một đột biến tác động đến một trong các gen mục tiêu, thì các gen mục tiêu khác vẫn hoạt động.

Giảm tính nhạy cảm với các tác nhân điều trị như kháng thể đơn dòng. Có thể giảm tác dụng phản ứng với các loại thuốc hiện đang được sử dụng để điều trị người mắc COVID-19 hay không?

Khả năng tránh miễn dịch tự nhiên hoặc do vacxin tạo ra. Không hoặc rất khó vì việc chủng ngừa và sự lây nhiễm tự nhiên với virus SARS-CoV-2 đều là phản ứng “đa dòng” tạo ra kháng thể có đích đến trên một số phần của protein gai. Virus có thể cần phải tích lũy nhiều đột biến ở protein gai để tránh miễn dịch do vacxin tạo ra hoặc có được từ nhiễm trùng tự nhiên.

Trong số những khả năng nêu, cuối cùng – khả năng tránh miễn dịch do vắc-xin tạo ra – là mối lo ngại nhất vì một khi tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng sẽ hình thành áp lực miễn dịch có thể tạo điều kiện và đẩy nhanh sự xuất hiện của các biến thể bằng cách chọn lọc “đột biến đào thoát” (escape mutants). Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này đang xảy ra, đa số các chuyên gia tin rằng các chủng “đột biến đào thoát” khó có thể xuất hiện do bản chất tự nhiên của virus.

Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu các biến thể của SARS-CoV-2 để hiểu rõ hơn cách chúng có thể lây truyền dễ dàng, khả năng gây bệnh nhẹ hơn hoặc nặng hơn ở người, phản ứng với các loại thuốc hiện đang được sử dụng để điều trị và các loại vắc xin được cấp phép có bảo vệ con người chống lại chúng hay không. Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này đang xảy ra.

III. Các biện pháp phòng bệnh

Với những đặc tính của biến thể mới của SARS-CoV-2 hiện nay, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm dịch Covid-19 là trách nhiệm không của riêng ai.

  1. Thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia và địa phương phòng chống dịch COVID-19.
  2. Tự giác tuân thủ thật tốt thông điệp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”.
  3. Khai báo y tế toàn dân để giúp ngành Y tế đảm bảo công tác rà soát, truy vết, khoanh vùng đạt hiệu quả.
  4. Chủ động tố giác các trường hợp nhập cảnh trái phép, người đi về từ vùng dịch để được cách ly phòng dịch theo qui định.
  5. Kiểm soát tốt biên giới để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép, nguy cơ mang mầm bệnh vào cộng đồng.
  6. Khu cách ly tập trung phải quản lý tốt để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly, để người nhiễm rời khu cách ly khi chưa đủ kết quả xét nghiệm âm tính và thời gian cách ly 21 ngày, tự cách ly tại nhà 7 ngày, di chuyển về từ khu cách ly bằng phương tiện riêng, chuyên dụng…
  7. Tích cực cùng các cấp chính quyền truy vết các trường hợp F1, F2, F3,… cùng điều tra giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch.

Cuộc chiến với COVID-19 có nguy cơ còn kéo dài và phức tạp, cần khẩn trương, kiên quyết, chặt chẽ, bình tĩnh và linh hoạt để kiểm soát tốt dịch bệnh. Cho đến hôm nay, Thừa Thiên Huế chưa có ca nhiễm COVID-19, đó là nhờ sự lãnh đạo kiên quyết, chặt chẽ, sâu sát và kịp thời của lãnh đạo tỉnh, sự đồng lòng của người dân, sự bình tĩnh, chính xác và linh hoạt của tuyến đầu chống dịch và nhân viên y tế.

 

Trần Đình Bình tổng hợp          

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email