Tác giả: BS. Phan Quận
Hôm qua, một người bạn đã điện thoại cho tôi yêu cầu giúp đỡ việc tìm kiếm một xét nghiệm PCR, trước khi anh đi Hà Nội để họp, mà ban tổ chức đã yêu cầu thực hiện trước lúc đi, mọi chi phí sẽ được ban tổ chức bồi hoàn. Trong khi anh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Để rõ thêm vấn đề, tôi đã gởi những ý chính bài viết đã được chuyển ngữ sau đây của Tina Hesman Saey, một chuyên gia viết về sinh học phân tử cho tạp chí Science News.
Các xét nghiệm COVID-19 kiểm tra cái gì?
Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán chính mà bạn có thể gặp đó là các xét nghiệm kháng nguyên và các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic, cũng được gọi là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Cả hai có thể xác định liệu hiện tại bạn có bị nhiễm SARS-CoV-2, virut gây COVID-19 hay không. Còn các xét nghiệm kháng thể không dùng để chẩn đoán do vì chúng có thể phát hiện bằng chứng các trường hợp đã nhiễm trong quá khứ, mà không phải là các trường hợp mắc hiện tại, cho nên chỉ có thể dùng nó cho các mục đích khác.
* Xét nghiệm PCR xác định liệu có mRNA trong mẫu nước bọt hoặc ngoáy mũi họng sẽ được xét nghiệm hay không. Các xét nghiệm đó là một trong các xét nghiệm mà bạn sẽ thường gặp tại phòng khám của bác sĩ hoặc các trung tâm xét nghiệm khác. Ngoài ra còn có một số xét nghiệm mà cho phép mọi người tự ngoáy mũi họng và gởi mẫu đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm đó hoạt động bằng cách trước tiên chuyển đổi bất kỳ RNA nào trong mẫu của virut này thành ra DNA. Nếu trong mẫu có mặt bất kỳ chất liệu di truyền nào của virut, sau đó nhiều lần sao chép lại các mảnh nhỏ nào đó của các gene virut sẽ tạo ra một tín hiệu. Điều đó sẽ cho một kết quả xét nghiệm dương tính.
* Nhiều kit xét nghiệm tại nhà là những test kháng nguyên, thăm dò một số protein của virut. Hầu hết các xét nghiệm kháng nguyên nhanh thăm dò với các protein virut nào đó ở nucleocapsid của coronavirut, còn gọi protein N. Đó là protein giúp để bọc RNA virut.
Các xét nghiệm chuẩn xác ra sao?
Cả hai kiểu xét nghiệm đều chuẩn xác nhưng có những cấp độ mạnh và yếu khác nhau. Vì sự bắt chước việc phân nhiều bước, các xét nghiệm PCR rất nhạy và có thể thu thập những lượng rất nhỏ RNA của virut, kể cả trước lúc một người trở nên gây lây nhiễm cho người khác. Mặt trái của vấn đề là xét nghiệm này có thể thu thập mảnh nhỏ RNA thậm chí sau khi người này đã ngừng tạo ra các virut lây nhiễm, với tiềm năng làm có con người có vẽ như còn lây nhiễm khi mà họ không còn lây nhiễm cho người khác nữa.
Các kit xét nghiệm tại nhà không nhạy bằng các xét nghiệm PCR, nhưng “các xét nghiệm kháng nguyên nhanh thực sự có giá trị lớn, đặc biệt nhất là lúc bạn có triệu chứng, để xác định bạn có mắc COVID-19 tại thời điểm đó hay không, chúng cạnh tranh về độ chuẩn xác với PCR trong thời gian đó”, lúc mà con người có triệu chứng và thích hợp nhất để lây lan cho những người khác.
Nhưng một kết quả xét nghiệm này âm tính không có nghĩa là bạn không bị nhiễm. Nó chỉ có nghĩa là xét nghiệm này đã không phát hiện được virut vào thời điểm đó mà thôi.
Tất cả các xét nghiệm đều diễn ra trong một thời gian ngắn, luôn luôn sẽ có một khoảng khắc giống như bạn đang ngắm bình minh khi ánh sáng chưa ló dạng khỏi đường chân trời. Thì nó không giống như khi mặt trời có mặt ở đó. Bạn sẽ không biết ngày hay giờ nào mà virut này bắt đầu tạo ra những bản sao của chính nó. Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên sẽ làm vài xét nghiệm kháng nguyên nhanh cách nhau vài ngày.
Đó cũng là điều cần lưu ý khi quyết định nên xét nghiệm lúc nào trong các cuộc họp, ngày lễ. Làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh trước khi bạn đi dự họp để đảm bảo rằng bạn có khả năng không lây cho người khác ngay lúc đó. Nhưng nếu bạn lo lắng rằng bạn đã tiếp xúc với virut trong cuộc họp, lễ kỷ niệm, thì việc kiểm tra ngay khi bạn vừa trở về nhà từ cuộc họp đó sẽ không có tác dụng gì nhiều. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên đợi từ 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc để làm xét nghiệm, nhưng mọi người thường cho kết quả dương tính trong vòng 3 đến 5 ngày với biến thể delta. Không biết có thể mất bao lâu để nhận được kết quả dương tính nếu bị nhiễm biến thể omicron.
Các vắc xin có gây nhiễu đối với các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 hay không?
Thoạt nhìn, hình như có vẽ hợp lý rằng một người đã được tiêm vắc xin, bây giờ người ta xét nghiệm để tìm kiếm sự nhiễm coronavirut sau một thời gian nào đó, có thể cho các kết quả không đáng tin cậy.
Với các vắc xin mRNA của Pfizer, Moderna và vắc xin DNA của Johnsons & Johnsons chứa toàn bộ các chỉ dẫn về sự hình thành protein gai (spike) của coronavirut. Một xét nghiệm PCR nhặt được tín hiệu đó, phải không?
Hóa ra rằng nhiều xét nghiệm PCR thăm dò đối với nhiều genes virut, gồm những gene mã hóa protein gai, protein N, đối với một RNA polymerase mà sao chép vật liệu di truyền của virut này và đối với vỏ của virut này, hay là protein E. Một kết quả xét nghiệm dương tính chỉ khi nó nhặt lấy được toàn bộ các marker đích của nó. Nhưng các vắc xin chứa các chỉ dẫn để chỉ tạo nên protein gai mà không đủ làm tăng một tín hiệu đỏ. mRNA trong các vắc xin này cũng không tồn tại lâu dài trong cơ thể, chỉ chừng 24 đến 72 giờ. Do đó, các vắc xin này không gây nhiễu đến độ chuẩn xác của các kết quả xét nghiệm PCR.
Còn với hầu hết các xét nghiệm kháng nguyên phát hiện protein N, mà không phải protein gai. Do đó, thậm chí nếu vắc xin hoạt động cũng ngoạn mục và cơ thể con người đang bơm ra protein gai ở các nồng độ mà bạn đã gặp phải như một tình trạng nhiễm virut thực sự, thì xét nghiệm kháng nguyên sẽ phớt lờ nó, vì vậy, nó cũng sẽ không cản trở với các kết quả của các xét nghiệm đó.