Tầm soát bệnh tim mạch – Cần làm những gì?

Tác giả: TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Các bệnh lý tim mạch như động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên… đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và chiếm tới 77% số ca tử vong hàng năm. Vì thế, tầm soát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh lý tim mạch phát triển. Do vậy, việc tầm soát bệnh tim mạch là việc không thể thiếu.

Tầm soát bệnh tim mạch

Tầm soát bệnh tim mạch là giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố bệnh tim mạch, chẩn đoán mức độ bệnh tim, mạch máu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Khi tầm soát, một số bệnh tim mạch thường được phát hiện như: Tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim, đột quỵ não, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, rung nhĩ,…

Tầm soát sớm, kịp thời trước tiên giúp phát hiện bệnh sớm, hoặc nhận biết được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu ban đầu của bệnh. Từ đó, có sự chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị giảm triệu chứng, hạn chế các biến chứng mà bệnh tim gây ra.

Vai trò của việc tầm soát bệnh tim mạch

Tầm soát bệnh tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh, chủ động phòng ngừa và khắc phục, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tránh bệnh phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch

Tất cả chúng ta đều nên thực hiện tầm soát bệnh tim mạch bởi bệnh có thể xuất hiện mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch bao gồm:

– Huyết áp cao (> 130/80 mmHg)

– Mỡ máu (Cholesterol) cao

– Đái tháo đường

– Hút thuốc lá

– Trong gia đình có cha/ mẹ / anh chị em ruột có bệnh tim mạch, đột quỵ, đột tử, nhồi máu cơ tim.

– Thừa cân/ Béo phì

– Bệnh thận mạn/ Suy thận mạn

– Người ít vận động tập thể dục, thể thao

– Người lớn tuổi (nam > 50 tuổi, nữ > 55 tuổi hoặc sau mãn kinh)

– Bệnh nhân ung thư điều trị hoá, xạ trị có ảnh hưởng đến tim

– Đánh giá nguy cơ tim mạch trước khi hoạt động thể thao, trước phẫu thuật, trước khi tham gia đào tạo một số nghề nghiệp đặc thù

– Siêu âm tim thai nhi cho phụ nữ mang thai

– Người có lối sống chưa chuẩn như: Thức khuya thường xuyên, căng thẳng, stress nhiều, ít vận động, lạm dụng rượu, bia,…

–  Người bệnh có xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh tim bao gồm: Đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, hay đổ nhiều mồ hôi, ngất xỉu,…

Tầm soát bệnh tim mạch

Khuyến khích thực hiện đối với thai phụ ở tuần thai thứ 18 – 24.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cần đi tầm soát sớm để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

Quy trình tầm soát bệnh tim mạch hầu hết đều không xâm lấn, không gây đau cho người bệnh và không tốn quá nhiều thời gian.

Khám lâm sàng

Đánh giá thể trạng ban đầu thông qua đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, khám tim mạch.

Thực hiện các xét nghiệm

+ Tổng phân tích tế bào máu ngoại vị

+ Định lượng Creatinin, điện giải đồ (Na +, K+, Cl-)

+ Định lượng Acid uric

+ Định lượng Glucose

+ Định lượng Cholesterol toàn phần, HDL-C, định lượng LDL-C, Triglyceride

+ Đo hoạt độ AST (GOT), ALT (GPT), TSH (Thyroid Stimulating hormone)

+ Tổng phân tích nước tiểu

+ Tỷ lệ Microalbumin/Creatinin

+ Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để tầm soát bệnh tim bao gồm: Đo điện tâm đồ ECG, chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm Doppler động mạch chủ, siêu âm Doppler động mạch chủ cảnh – sống nền, siêu âm bụng tổng quát

+ Cao cấp hơn 512 lát cắt động mạch vành

Các bệnh thường được phát hiện sau khi tầm soát bệnh tim mạch

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành nguyên nhân do các mảng bám tích tụ lại bên trong thành động mạch vành, khiến cho lưu lượng máu qua động mạch bị giảm. Điều này khiến cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Thiếu máu cơ tim cục bộ

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm: Đau thắt ngực, đau có thể lan ra phần vai, cánh tay, hàm hoặc cổ; nhịp tim nhanh; buồn nôn hoặc nôn, khó thở, toát mồ hôi nhiều, chóng mặt, người mệt mỏi, ngất xỉu,…

Bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân có thể đưa đến tổn thương viêm một phần hoặc toàn bộ khối cơ tim. Khi mắc bệnh, có những trường hợp các triệu chứng không rõ ràng nào trong giai đoạn đầu.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cơ tim, suy tim, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bệnh van tim

Các bất thường ở van tim có thể xuất hiện khi trẻ vừa chào đời hoặc ở người trưởng thành. Hẹp van tim và hở van tim là 2 dạng bất thường về van tim thường gặp.

Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần được tầm soát sớm và có phương pháp điều trị sau khi được sinh ra để tránh các biến chứng về sau cho trẻ.

Bệnh động mạch ngoại biên

Biến chứng gây hoạt tử đầu chi, nặng có thể phải cắt cụt chi, tháo khớp hoặc các cơ liên quan.

Suy tim

Đột tử do rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cơ thể bị thiếu máu, tổn thương gan, thận,…u không được phát hiện và can thiệp sớm.

Tóm lại

Nếu các bạn có các yếu tố nguy cơ cao về tim mạch, cần tiến hành tầm soát bệnh để phòng các nguy cơ đáng tiếc xảy ra.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email