Giải pháp cung cấp rau xanh khẩn cấp tại chổ cho người dân vùng ngập lụt

Vào mùa mưa bão, người dân vùng thấp, ngập lụt ở Thừa Thiên Huế cũng như nhiều địa phương khác rất khan hiếm nguồn rau xanh để cung cấp hàng ngày. Một phần là do những diện tích đất trồng rau bị ngập nước kéo dài không sản xuất rau được, mặt khác giao thông lại bị chia cắt và nếu rau xanh có được cung cấp từ các vùng cao chuyển đến thì giá tăng gấp 2-3 lần so với bình thường. Để giúp cho người dân chủ động được rau xanh tại chổ, cấp thời, chúng tôi xin giới thiệu “Trồng rau mầm không cần dung đất”, các bước tiến hành:

Dụng cụ trồng: Tận dụng các loại dụng cụ sẵn có trong gia đình như xoong, nồi, chậu nhựa, khay nhựa hình chữ nhật, hũ sành, nồi đất, thùng xốp,.. có đường kính từ 20 cm, chiều cao 15 cm trở lên và có nắp đậy kín. Dùng các loại giá sắt, tre nứa, các vật dụng khác có thể dung làm giá đỡ để khay trồng rau. Cách trồng rau mầm tại nhà không cần đất, không cần làm nhà xưởng, tận dụng mọi không gian sẳn như gian bếp hoặc hiên nhà, tránh ánh sáng trực tiếp là được.

Xử lý hạt giống: Hạt giống rau cải các loại được xử lý qua nước ấm, ngâm theo tỉ lệ 3 nước lạnh + 2 nước sôi (khoảng 35oC – 40oC), có một số loại hạt giống không cần ngâm vẫn có thể gieo trực tiếp. Loại bỏ những hạt kếm phẩm cấp lép, nhỏ, sâu. Sau khi ngâm, rửa hạt giống qua nước.Tùy vào hạt giống to, nhỏ mà thời gian ngâm khác nhau. Hạt củ cải trắng, đỏ, bạn ngâm 5-6 tiếng. Hạt rau muống, hướng dương để 10-12 tiếng. Rải giấy ăn hoặc vải, mút sạch vào khay và tưới đẫm nước, sau đó gieo hạt lên trên và tưới nước. Có thể rút ngắn thời gian bằng cách hạt sau khi ngâm, tiến hành ủ.

Tùy vào từng loại hạt giống ta có chế độ ngâm và ủ hạt tham khảo như sau:

Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng.

Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng.

Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng.

Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng…

Gieo hạt: Gieo hạt vào dụng cụ làm khay gieo đã chuẩn bị, mật độ nên khá dày, 2 hạt chồng lên nhau.

Tưới nước: Nên tưới 1-2 lần mỗi ngày. Mầm sẽ nhú lên dần dần và lượng nước cũng cần nhiều hơn. Nhưng lưu ý không tưới nhiều quá sẽ bị úng. Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Rau bị vàng khi cho ra ánh sáng là xanh trở lại.

Chăm sóc

Cách trồng rau mầm không cần đất sạch sẽ, ít tốn công chăm sóc, dễ thu hoạch. Do nước không chứa chất dinh dưỡng nên năng suất không cao bằng trồng trên giá thể mùn dừa hoặc đất sạch. Có thể bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho nước nhưng cần lứu ý hướng dẫn sử dụng. Nên thay nước sạch hàng ngày.

Trong 3 ngày đầu, dụng cụ luôn được đậy nắp kín, càng tối rau càng cho năng suất cao, sau đó phải mang ra ánh sáng, không để nắng trực tiếp chiếu vào rau. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp từ 25 – 30 độ.

Ngoài ra cách trồng rau mầm không cần đất rất dễ bị dòi nếu bạn không đậy kín rau và không xả nước ráo, rễ rau sẽ bị nhũn, phát sinh dòi, thối, rau không lớn thậm chí chết rụi hết. Cách trồng rau mầm không cần đất có thể tiếp nước cho cây bằng cách trồng trong khay nhựa đựng ly tách trà tiếp khách phía dưới có khay đựng nước dư.

Thu hoạch: Sau khi cho ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau 5 -7 ngày là có thể thu hoạch ăn dần. Rau hoàn toàn sạch vì cây không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh.

Với giải pháp này, ngươi dân hoàn toàn chủ động rau xanh là các rau mầm các loại, giá đậu đỗ các loại để sử dụng trong những ngày ngập lụt và cũng có thể hoàn toàn mở rộng quy mô, sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh.

Lưu ý: Một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư hoặc thậm chí ngộ độc. Vì thế, đối với một số loại mầm sau đây, tuyệt đối không nên trồng, đặc biệt mầm khoai tây là một trong số mầm có độc tính không nên ăn. Ngoài ra còn một số loại củ không nên sử dụng làm rau mầm: Cây sắn, Đậu kiếm, Đậu mèo, Đậu trứng chim, Đậu ván già, Dưa dây, Khoai lang, Măng….

Thành Quang

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email