VẬN DỤNG MÔ HÌNH THÁP HỌC TẬP (LEARNING PYRAMID) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC, TĂNG CƯỜNG GHI NHỚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 (CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018)

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Th.s Trần Thanh Hương

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THCS Lộc Thủy

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: Lộc Thủy, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

- Hiện nay trên cả nước và trên địa bàn Thừa Thiên Huế tuy đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác và trên các bài báo, tạp chí… nhưng chưa có đề tài nào vận dụng mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid) nhằm phát triển năng lực hợp tác, tăng cường ghi nhớ cho học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử 8 (Chương trình GDPT 2018). - Đề tài không trùng với các đề tài giải pháp kĩ thuật nào đã được công bố trong bất kì nguồn thông tin chính thống nào ở Việt Nam. Chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; Chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc. -Vấn đề tác giả nghiên cứu là vận dụng mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid) nhằm phát triển năng lực hợp tác, tăng cường ghi nhớ cho học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử 8 (Chương trình GDPT 2018) đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mới hiện nay là phát triển các phẩm chất năng lực cho HS trong quá trình dạy học nói chung và DHLS nói riêng cho nên đây là đề tài có tính mới và cấp thiết hiện nay. -Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một mô hình học tập hiệu quả - Tháp học tập (Learning Pyramid), đây là một trong những nền tảng quan trọng cho việc xây dựng phương pháp học tập trong lớp học cũng như tìm ra phương pháp học tập hợp lý nhất cho GV. -Việc dạy học theo mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid) sẽ giúp giáo viên khỏi sự thiếu hụt thời gian, không gian, có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực, phát triển năng lực hợp tác và các kỉ năng mềm cho học sinh. -Với phương pháp học tập theo mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid) học sinh sẽ chuyển từ trạng thái bị động sang tích cực nhận thức, mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức về thế giới khách quan. Thể hiện ở các hoạt động khác nhau như tích cực trình bày các vấn đề được nêu, chịu khó tư duy trước các vấn đề khó, hứng thú tìm tòi, phát triển năng lực, chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin “dạy lại” cho người khác. -

Tính sáng tạo

- Đề tài đã xây dựng phương pháp giảng dạy vận dụng mô hình tháp học tập (Learning Pyramid) 8 ở phần “Châu Âu và Bắc Mĩ từ nữa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” đã thực nghiệm sư phạm có tính khả thi đã phát triển được năng lực hợp tác và tăng cường ghi nhớ cho HS. -Đề tài đã thực nghiệm hiệu quả có thể áp dụng cho GV giảng dạy Lịch sủ THCS trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó nâng cao chất lượng DHLS hiện nay. - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà giáo dục ở bộ môn Lịch sử, cơ sở lý luận của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu vận dụng mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid) phù hợp sử dụng trong dạy bộ môn Lịch sử và vận dụng cho các môn học khác.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. Đề tài đã xây dựng hệ thống phương pháp vận dụng mô hình tháp học tập (learning pyramid) ở một số bài phân môn Lịch sử 8 và áp dụng cho môn lịch sử các khối THCS, và các môn học khác. - Kết quả của đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho GV trong DHLS ở trường THCS trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng chương trình GDPT 2018.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email