ỨNG DỤNG BÈO HOA DÂU TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường

Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 04/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Hồ Minh Ngọc và Đoàn Nguyễn Bảo Nhi

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thu Dung

Đơn vị học tập (làm việc): Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Địa chỉ đơn vị: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Tính mới của giải pháp

- Với sứ mệnh: “Giúp đỡ những người nông dân hạnh phúc hơn”, chúng em tìm ra nguyên liệu mới – bèo hoa dâu – là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ kiếm, không tốn phí và quen thuộc với người dân từ đó chế tạo thành công các chế phẩm từ bèo hoa dâu mang đến nhiều hữu ích trong nông nghiệp. + Phân bón hữu cơ dạng rắn và dạng lỏng: trồng rau màu, cây trồng,… + Chế phẩm sinh học: phun xịt cây cảnh, cây ớt, rau màu,… + Bó bầu: nhân giống, chiết cành. - Bèo hoa dâu được sử dụng nhiều trong chăn nuôi gia súc ở dạng tươi nhưng dạng viên, dạng cốm thì chưa có.

Tính sáng tạo

- Bèo hoa dâu chính là nguồn phân hữu cơ tuyệt vời được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, nó vừa dễ dàng thay thế cho nguồn đạm tổng hợp, và quan trọng là nông dân có thể tự chủ được. - Vừa giải quyết vấn đề phân bón cho cây trồng bảo vệ môi trường, còn giải quyết được khó khăn về thức ăn trữ đông cho động vật nuôi. - Là nguồn phân bón tự nhiên để thay thế cho phân bón hóa học. - Sản phẩm đóng chai, dán nhãn.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Qua thời gian thử nghiệm gần 3 tháng trên đàn lợn cho thấy viên bột bèo hoa dâu có tác dụng trong việc góp phần ổn định đường tiêu hóa cho vật nuôi, vật nuôi non ít bị rối loạn tiêu hóa trong mùa mưa lạnh. Và qua khảo sát từ các hộ gia đình cho thấy, họ rất thích viên bột bèo hoa dâu trơn vì viên bột bèo hoa dâu kích thích vật nuôi (lợn) ăn nhiều hơn, tận dụng hết toàn bộ phần trên không của cây bèo hoa dâu nên có thể giúp chống đói và tạm thời cho gia súc trong mùa mưa và bảo quản dễ dàng hơn. - Các sản phẩm của chúng em rất cần thiết cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình thành phố, muốn trồng cây, trồng rau ở sân thượng, hoặc phía sau vườn nhà, thì sản phẩm của chúng em là một giải pháp sử dụng an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. - Thức ăn gia súc được sản xuất từ nguyên liệu bèo hoa dâu, tiện lợi và hiệu quả, an toàn mang đến sức khỏe cho mọi nhà. - Việc nuôi trồng và bảo tồn bèo hoa dâu là điều rất cần thiết, lợi ích của bèo hoa dâu mang đến trong nông nghiệp cũng như bảo vệ môi trường: + Bèo hoa dâu có khả năng hấp thu CO2 cao, tăng nhanh khi môi trường chứa nhiều CO2, trong môi trường CO2 chiếm khoảng 385ppm (2008), Azolla filiculovides hấp thu 2.587kg C/ha/năm, tăng lên 4.660kg C/ha/năm ở môi trường 1.000ppm CO2, 6.569kg C/ha/năm, tương đương 24.108kg CO2/ha/năm ở môi trường 1.600 ppm CO2. Do vậy, mặt nước gần các nhà máy nhiệt điện nên nuôi bèo hoa dâu để giảm CO2 ra môi trường toàn cầu. + Bèo hoa dâu ngăn ngừa việc muỗi đẻ trứng xuống nước do làm thành lớp ngăn cách mặt nước và không khí. + Giảm phát thải khí methane CH4: Bèo hoa dâu làm thức ăn cho động vật nhai lại giúp giảm phát thải khí methane từ chất thải của chúng. Khí methane gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 25 lần so với CO2 trên cùng một tỷ lệ thể tích. Khí CH4 gây hiệu ứng nhà kính chiếm 15 - 20% tổng số khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Theo nghiên cứu của Kimani S.M. và cộng sự 2018, đất trồng lúa nước có thả bèo hoa dâu phát thải khí CH4 bằng 2/3 lượng CH4 phát thải trên đất lúa nước không thả bèo. Việc sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón sinh học, giúp giảm lượng đạm Urê phải sản xuất, tiết kiệm đáng kể tài nguyên nước và năng lượng. Năm 2018, trên toàn cầu có 2.170.000 tấn phân Urê được sản xuất, tiêu tốn 27.742.225m3 nước, chiếm 16% lượng nước tiêu thụ toàn cầu; tiêu tốn 376.979.956 kWh điện, chiếm 26% lượng điện tiêu thụ toàn cầu. Giảm sản xuất mỗi tấn Urê sẽ tiết kiệm được 12,8m3 nước và 173,7 kWh điện. Cũng giống như bèo tây và các chi, loài bèo khác, bèo hoa dâu hấp thu kim loại nặng, chất khoáng, trong đó có NO3-. Cần lưu ý rằng, không có giải pháp vật lý và hóa học nào để có thể tách NO3- ra khỏi nguồn nước mặt, nhưng giải pháp sinh học thì có thể. Thực vật thủy sinh nói chung hấp thu NO3- làm giảm nguy cơ ô nhiễm NO3- ở nguồn nước mặt. Bèo hoa dâu và các chi, loài bèo khác được dùng để xử lý nước thải là một giải pháp hữu hiệu.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email