Trạng thái đề tài: giải_nhì_cấp_tỉnh
Lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập
Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Dương Hoàng Hương Giang, Nguyễn Đức Khôi Nguyên
Giáo viên hướng dẫn: Thái Thị Thanh Thuỷ
Đơn vị học tập (làm việc): lớp 10/4
Địa chỉ đơn vị: Trường THPT THuận Hoá
Tính mới của giải pháp
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEAM, tạo ra các sản phẩm giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các loại hình nghệ thuật âm nhạc, làng nghề thủ công truyền thống… quảng bá du lịch Huế, đa dạng hoá các nguồn tài liệu, thiết bị giảng dạy các môn học, nội dung Giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt, các sản phẩm công nghệ thông tin giới thiệu về di sản văn hoá Huế, đáp ứng yêu cầu dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục trực tuyến hiện nay ở các trường phổ thông.
Tính sáng tạo
Các sản phẩm thực hành của CLB là thiết bị, học liệu cần thiết để GV và HS thực hiện các bài học nội khoá, hoạt động trải nghiệm tại thực địa; có thể tổ chức trực tuyến đối với những trường gặp khó khăn về khoảng cách địa lý và kinh tế, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh phức tạp, đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Hiệu quả kinh tế xã hội
* Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Tăng cường hiệu quả việc quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế đến du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ thông qua các hoạt động, sản phẩm của thành viên CLB.
- Sản phẩm của CLB góp phần tiết kiệm chi phí cho nhà trường và công sức cho GV khi mua sắm, thiết kế học liệu, thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Các sản phẩm công nghệ thông tin giúp GV, HS tổ chức hiệu quả dạy học và hoạt động trải nghiệm trực tuyến, đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
* Hiệu quả về văn hóa, giáo dục:
- Ở chương trình, sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) thì nội dung giáo dục địa phương đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt năm 2013, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã ban hành văn bản Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX. Tuy nhiên, các nội dung giáo dục địa phương chỉ được giảng dạy rời rạc ở một số môn học khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đề ra nội dung Giáo dục địa phương. Đây là nội dung bắt buộc trong nhà trường, có vị trí tương đương với các môn học, hoạt động giáo dục khác. Việc tổ chức thành công các hoạt động của CLB trải nghiệm văn hoá Huế theo hướng giáo dục STEAM góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS nói chung, phong trào “Đưa di sản vào trường học” nói riêng.
+ Khai thác có hiệu quả các sản phẩm thực hành của CLB vào giảng dạy góp phần trang bị cho HS những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương, hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của HS.
+ Giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.