Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 21/01/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Đặng Thị Thùy Trang, Mai Kim Thuận
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THPT Phú Bài
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 18 Tân Trào, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
- Theo nhóm nghiên cứu chúng em tìm hiểu, đây là một đề tài hoàn toàn mới nhằm nâng cao ý thức về vấn đề phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm giáo dục kỹ năng cho học sinhĐiều này phù hợp với xu thế phát triển cũng như yều cầu đổi mới dạy học, đáp ứng nhu cầu tự học, tự rèn luyện các kiến thức kĩ năng của học sinh.
Tính sáng tạo
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi cho học sinh THCS và THPT cũng như phụ huynh các trường mầm non, tiểu học và trung học trên địa bàn Thừa Thiên Huế cững như nghành giáo dục cả nước.
Như vậy, sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể đưa vào việc dạy học của giáo viên hay tự học của học sinh. Cũng như còn giúp phụ huynh tham khảo để bổ sung kiến thức trong viêc nuôi dạy con, để có sự quan tâm đúng mực, giúp con em có thể phát huy đúng phẩm chất năng lực của mình.
Qua quá trình nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhóm đã đưa ra những giải pháp có thể ứng dụng được cho việc dạy học của giáo viên và học tập, tìm hiểu về phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học, đồng thời nâng cao sự quan tâm của học sinh, phụ huynh về những vấn đề cấp bách hiện nay.
Có khả năng ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã được áp dụng hoặc đã được thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Để hoàn thành đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bảng khảo sát về nhận thức về vấn đề trẻ em tự kỷ, trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục kỹ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong gia đình và cộng đồng cho học sinh trung học thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
- Các hoạt động này bước dầu đã nâng cao nhận thức cho học sinh trung học và cộng đồng về vấn đề giáo dục kĩ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học. Từ đó Để hoàn thành đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bảng khảo sát về nhận thức của học sinh trung học về vấn đề Thiết kế cẩm nang nhằm giáo dục kĩ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học nhằm tìm hiểu thực trạng, trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trung học thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế về vấn đề này.
- Cùng với việc thiết kế cẩm nang và một số đồ dùng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hoạt động trải nghiệm như “Ngoại khóa giáo dục kĩ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học” cho học sinh trường THPT Phú Bài.
- Sau khi gây quỹ bằng cách bán cẩm nang, lịch để bàn cho học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh, nhóm đã tiến hành tham gia giao lưu và phát quà tại các trung tâm can thiệp sớm, dạy trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Huế.
Qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cùng với quá trình biên soạn cẩm nang, thiết kế giao diện, nhóm đã đưa ra những sản phẩm có thể ứng dụng được cho việc học tập, tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trung học và cộng đồng về vấn đề giáo dục kĩ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho học sinh trung học.
Views: 0