Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Thủy Tiên - Phạm Thị Xuân Ny
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 266 Điện Biên Phủ Thành phố Huế
Tính mới của giải pháp
Đề tài sẽ là tài liệu phục vụ giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục địa phương ở cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa gia đình của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế dưới góc độ văn hóa học; bổ sung tư liệu điền dã và mô tả tương đối cụ thể về văn hóa gia đình của người Tà Ôi ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây và hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề tài đưa ra dự báo về xu hướng biến đổi trong văn hóa gia đình và đặt ra một số vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị trong văn hóa gia đình của người Tà Ôi ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên ngành Quản lý văn hóa, văn hóa học, dân tộc học, nhân học và các khoa học quan tâm đến lĩnh vực văn hóa gia đình của dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tính sáng tạo
Tài liệu phục vụ giáo viên soạn giảng chương trình giáo dục địa phương ở cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở khảo sát, điều tra thực địa và tập hợp các nguồn tư liệu đã công bố, đề tài tập trung mô tả, phân tích và làm sáng rõ về văn hóa gia đình của người Tà Ôi ở A Lưới từ truyền thống đến hiện tại, nhằm khẳng định những yếu tố tốt đẹp có sức lan tỏa lớn đến người dân Huế. Chỉ ra những đặc điểm, sự biến đổi của văn hoá gia đình người Tà Ôi, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập phát triển địa phương và đất nước.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Kết quả nghiên cứu được sử dụng để làm tài liệu giảng dạy môn học giáo dục địa phương cho cấp học phổ thông và làm tài liệu để các nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình tìm hiểu để bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố Đô và bản sắc văn hoá Huế theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.