PHÂN LẬP CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG TẠO HẠT BIOFLOC NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM BIOFLOC TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 05/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng Lộc, Lê Công Tuấn, Lê Thị Hà Thanh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Ngọc Lương, Nguyễn Quang Đức Tiến

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 77 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Tính mới: Tiếp cận “Tối ưu hóa môi trường và ổn định cho nghề nuôi tôm” đóng vai trò chủ đạo của nghiên cứu này. Nhằm nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ biofloc tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung với công nghệ và vật liệu tự sản xuất tại địa phương, điều kiện tiên quyết là phải phân lập được các chủng vi khuẩn bản địa có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ biofloc và tối ưu hóa được quy trình sử dụng chế phẩm tự sản xuất. tiến hành phân lập vi sinh vật từ biofloc trong các ao nuôi tôm trên một số địa bàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chọn lọc các chủng có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ biofloc và khảo sát một số tính chất của chúng nhằm đặt nền tảng cho việc sản xuất chế phẩm biofloc. Đề tài không trùng với các đề tài, giải pháp kỹ thuật đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin chính thống nào ở Việt Nam, chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi. Tính sáng tạo: Việc phân lập được các chủng vi sinh vật địa phương có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ biofloc sẽ là bước đầu quan trọng để triển khai đại trà công nghệ nuôi trồng thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường này ra khắp cả nước. Sản phẩm vi sinh được phân lập được từ Việt Nam sẽ có chất lượng tốt hơn, an toàn với môi trường hơn. Bên cạnh đó việc tự chủ được nguyên liệu và làm chủ công nghệ sẽ giúp ngành nuôi tôm Việt Nam có ưu thế cạnh tranh nhiều hơn so với các nước trong khu vực.

Tính sáng tạo

Khả năng ứng dụng: Có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các mô hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, các vùng lân cận và trên cả nước. Sản phẩm thu nhận được có đủ điều kiện để đem triển khai ứng dụng thử nghiệm trong các đề tài ứng dụng kế tiếp. Quy trình phân lập vi sinh vật bản địa và sản xuất sinh khối ứng dụng trong công nghệ biofloc sẽ được đăng ký giải pháp hữu ích và sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị và doanh nghiệp có nhu cầu.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Hiệu quả kinh tế: Công nghệ biofloc lợi dụng hệ vi sinh vật gồm vi khuẩn, vi tảo, động vật nguyên sinh và vi nấm để phân hủy các chất thải hữu cơ do vật nuôi thải ra cũng như thức ăn dư thừa, đồng thời chuyển các chất thải độc hại này thành thức ăn mà vật nuôi có thể tiêu thụ. Nhờ đó, giảm được lượng thức ăn đưa vào và việc thay nước hoặc xả nước thải là không cần thiết phù hợp cho những nơi có điều kiện khan hiếm nước hoặc cần thâm canh nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, việc phân lập được các chủng vi sinh vật bản địa giúp kiểm soát chi phí, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng so với việc sử dụng các sản phẩm ngoại nhập. Hiệu quả kỹ thuật: Kết quả của nghiên cứu đã được gửi đăng 02 bài toàn văn trên tạp chí quốc tế và 01 bài toàn văn ở tạp chí trong nước. Nghiên cứu này tạo cơ sở vững chắc về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến trên thế giới - biofloc vào nuôi tôm ở Việt Nam. Đề tài là tư liệu quan trọng trong giảng dạy, nguồn tham khảo có tính khoa học và độ chính xác cao góp phần đa dạng ứng dụng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo định hướng phát triển bền vững của Chính phủ. Hiệu quả xã hội: Tính ưu việt của mô hình nuôi theo công nghệ biofloc là sự chuyển hóa toàn bộ thức ăn thừa, phân thải, các khí độc NH3, NO2 giúp cho môi trường nuôi luôn trong sạch, nuôi được mật độ cao, mức độ ăn toàn sinh học cao, giảm thiểu các nguy cơ dịch bệnh, tôm nuôi không sử dụng hóa chất-kháng sinh, chất thải được tái sự dụng làm thức ăn cho tôm sau khi được vi khuẩn chuyển hóa. Điều này tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn hơn cho sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email