NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA – DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: ThS. Nguyễn Thị Điệp, ThS. Võ Thị Phương Trang, TS. Nguyễn Phước Cát Tường, TS. Nguyễn Đăng Nhật

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THPT Cao Thắng

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 11 Đống Đa, Huế

Tính mới của giải pháp

Có khá nhiều công trình nghiên về nhận thức hoặc thái độ của học sinh về vấn đề rác thải nhựa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu về nhận thức, thái độ của học sinh mà chưa nêu lên được những giải pháp nhằm tác động vào nhận thức để từ đó thay đổi thái độ và hành vi của HS đối với vấn đề rác thải nhựa. Có khá nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra được hành vi chưa đúng đắn của học sinh đối với môi trường, với rác thải nhựa và chủ yếu tập trung đưa ra các giải pháp để thay đổi hành vi như cấm và khuyến khích không sử dụng đồ nhựa một lần và túi ni lông trong trường học, phân loại rác,… Chúng tôi cho rằng đây không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề rác thải nhựa nói riêng và vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung. Bởi học sinh chỉ nhận được những mệnh lệnh đạo đức để bảo vệ môi trường mà không có trải nghiệm thực tế về tác hại của ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm nhựa tới bản thân, gia đình và xã hội, các em sẽ không đủ nền tảng và động lực để thay đổi hành vi hàng ngày của mình. Do đó, chúng tôi đề xuất và thực nghiệm giải pháp để giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên cơ sở huy động cả ba chiều hướng của học tập: 1. Hiểu: giáo dục trí óc, chính là giáo dục về mặt nhận thức. 2. Trải nghiệm: giáo dục trái tim, là giáo dục về mặt cảm xúc, thái độ và tình yêu, sự quan tâm đối với thiên nhiên, môi trường. 3. Thực hiện: giáo dục đôi tay, tức là phải có những hành vi, hành động sao cho đúng đắn đối với thiên nhiên, môi trường. Chỉ khi ba chiều hướng này được phát triển hài hòa, ta mới mong đợi sự thay đổi hành vi, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững. Đề tài chưa được trao giải thưởng tại hội thi sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh, thành phố khác và toàn quốc.

Tính sáng tạo

Đề tài đã được được áp dụng, thực nghiệm tại trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu quả. Có khả năng ứng dụng rộng rãi cho HS THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi đối với vấn đề rác thải nhựa thông qua các hình thức như tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, lồng ghép trong các tiết học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là việc làm cần thiết, khả thi và đem lại hiệu quả giáo dục cao góp phần phát triển năng lực quan tâm đến môi trường, nuôi dưỡng lòng biết ơn và tình yêu thiên nhiên trong mỗi học sinh.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email