Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: PGS.TS. Nguyễn Duân (Chủ nhiệm), PGS.TS. Lê Đình Trung, PGS.TS. Trần Đạo Dõng, PGS. TS. Trần Thị Tú Anh, PGS.TS. Trần Huy Hoàng, PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân, TS. Đặng Thị Dạ Thủy, TS. Vũ Thị Sơn, TS. Vũ Đình Bảy, ThS. Phan Minh Huấn, ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương.
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Đại học Huế
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: Số 03 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
1. Đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xây dựng đào tạo tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thông qua nâng cao năng lực NVSP cho sinh viên nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở bình diện lý thuyết, rất ít những nghiên cứu tác động thực tiễn. Thêm vào đó, mảng nghiên cứu tích hợp phát triển năng lực NVSP thông qua giảng dạy các KHCB vẫn đang còn khá mới mẻ, chưa làm rõ được các nội dung và cách thức tích hợp; đặc biệt, những kiểm nghiệm tác động thực tiễn đang còn thiếu vắng. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở lý luận vững chắc để nghiên cứu đề tài trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan trong nước và thế giới là một đóng góp quan trọng của công trình nghiên cứu này.
2. Đánh giá được thực trạng tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP
Đã xây dựng bộ công cụ, quy trình điều tra thực trạng gồm 5 giai đoạn, trên đối tượng là 1047 sinh viên và 145 giảng viên dạy các môn KHCB của các trường đại học sư phạm (hoặc trường đại học có đào tạo giáo viên). Kết quả đánh giá thực trạng được xử lý bằng thống kê toán học kết hợp với quan sát, phỏng vấn nên đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cao.
3. Xây dựng và thực nghiệm mô hình đào tạo tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP
Mô hình được xây dựng bao gồm các thành tố: mục tiêu tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp, quy trình tiến hành tích hợp. Mô hình này đã được thực nghiệm, kết quả thực nghiệm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của mô hình.
4. Đã đề xuất 07 giải pháp triển khai mô hình đào tạo tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP
(1) Giải pháp về chủ trương, chính sách, chế độ, tổ chức, quản lý thực hiện mô hình; (2) Giải pháp về bồi dưỡng giảng viên để thực hiện mô hình; (3) Giải pháp về thiết kế chương trình đào tạo; (4) Giải pháp về xây dựng giáo trình; (5) Giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học; (6) Giải pháp về đổi mới kiểm tra, đánh giá; (7) Giải pháp khác.
Các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất là đảm bảo hiệu quả thực hiện mô hình tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP.
5. Sản phẩm của đề tài: 02 sách (01 chuyên khảo, 01 tham khảo); 09 bài báo khoa học (01 bài trên tạp chí quốc tế, 04 bài tập chí trong nước, 04 bài đăng hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia); đào tạo 01 luận án TS, 01 luận văn ThS.
Kết quả nghiên cứu này chưa tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh, thành phố khác và cấp quốc gia.
Tính sáng tạo
-Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo giáo viên.
-Bộ công cụ nghiên cứu sử dụng trong đề tài có thể đơợc sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, trong việc đánh giá thực trạng tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP.
-Kết quả nghiên cứu, đặc biệt là mô hình đào tạo tích hợp KHCB và NVSP trong đào tạo giáo viên có thể áp dụng ở các trường ĐHSP và các trường đào tạo giáo viên.
-Giải pháp đã được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc (Có xác nhận của các cơ sở đào tạo giáo viên và nghiên cứu giáo dục).
Hiệu quả kinh tế xã hội
- Góp phần tiếp kiệm về thời gian, nội dung và các tiềm lực về đào tạo NVSP, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên – vấn đề đang được xã hội quan tâm sâu sắc hiện nay.
- Có những đóng góp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cũng sẽ đóng góp gián tiếp vào lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là đối với nền kinh tế tri thức hiện nay.
- Giải pháp này không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, điều kiện sống, làm việc của con người và an toàn cho xã hội.