Nghiên cứu xây dựng hệ thống học liệu số phục vụ dạy học chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiến tranh giải phóng dân tộc và Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong Lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”, Lớp 12, Chương trình môn Lịch sử năm 2022 theo định hướng phát triển năng lực

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 05/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: TS. Lê Thị Quí Đức, ThS. Phạm Thị Ngân, ThS. Võ Trần Ngọc Minh, CN. Dương Thi Cử, ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về việc xây dựng học liệu số trong dạy học chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiến tranh giải phóng dân tộc và Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Cung cấp, bổ sung phong phú nguồn học liệu số phục vụ hoạt động dạy học một chủ đề được kết cấu theo hướng mới trong Chương trình môn Lịch sử năm 2022 ở cấp trung học phổ thông. Đề xuất, gợi ý một số biện pháp sử dụng hệ thống học liệu số trên đây để phát huy năng lực của học sinh trong học tập Chủ đề. Qua đó, góp phần triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.

Tính sáng tạo

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng trong dạy học tại các trường trung học phổ thông trong cả nước.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Bổ sung vào kho học liệu số của ngành Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam nói chung và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành Giáo dục của nước ta hiện nay.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email