NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ TỪ SÂM ĐÁ – MYXOPYRUM SMILACIFOLIUM

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Y dược

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Lê Trung Hiếu, Trần Thị Văn Thi, Lê Lâm Sơn, Trần Thanh Minh, Nguyễn Đăng Giáng Châu, Nguyễn Minh Nhung, Lê Thuỳ Trang, Nguyễn Vĩnh Phú, Hồ Xuân Anh Vũ, Nguyễn Quang Mẫn

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Bộ môn Vô cơ – Hữu cơ, khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Tính mới: - Đã chứng minh được các cao chiết từ bảy dung môi của các bộ phân Sâm đá (rễ, thân, lá) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa khá tốt trong ba mô hình in vitro. Trong đó, dung môi methanol cho hàm lượng các hợp chất và hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với các hệ dung môi khảo sát. Hơn nữa, cao chiết methanol từ bộ phận rễ cho hoạt tính tốt hơn các cao chiết từ bộ phận còn lại và mạnh hơn gần gấp 2 lần so với curcumin. - Tổng hàm lượng các hợp chất phenol và flavonoid trong các bộ phận Sâm đá lần lượt từ 154,75 ± 0,92 đến 210,97 ± 0,66 mg GA/g và từ 93,10 ± 0,82 đến 148,08 ± 0,91 mg QE/g, và bộ phận rễ có tổng hàm lượng các hợp phenol và flavonoid cao hơn đáng kể so với các bộ phận khác. - Đã phát hiện năm hợp chất phenol trong các cao toàn phần của các bộ phận Sâm đá và xây dựng quy trình phân tích định lượng chúng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS): gallic acid, quercetin, rutin, catechin và luteolin. Tổng của 5 hợp chất phenol này dạo động từ 510,69 µg/g đến 636,63 µg/g. Bộ phận rễ cho hàm lượng các hợp chất cao hơn so với các bộ phận còn lại. - Dịch chiết methanol từ các bộ phận của cây Sâm đá cho thấy tác dụng gây độc tế bào đáng kể trên tế bào MCF-7, tế bào HepG2, MKN7 và Hela, trong khoảng 43,5 - 47,35%, 24,14 - 32,87%, 25,65 - 35,17%, và 16,48 - 31,86%. Dịch chiết từ bộ phận lá cho thấy hiệu quả chống lại các dòng tế bào ung thư gần hoặc cao hơn so với các mẫu còn lại. Tính sáng tạo: Đã sử dụng phối hợp nhiều nhóm phương pháp khác nhau để đánh giá tiềm năng chống oxy hóa của nấm Trắng sữa: nhóm phương pháp đánh giá hoạt tính in vitro, nhóm phương pháp phân tích định tính và định lượng: trắc quang, sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ để xác định hoạt tính thử nghiệm và xác định hàm lượng các hợp chất chống oxy hóa trong các cao chiết.

Tính sáng tạo

- Là cơ sở khoa học để đưa cây Sâm đá, một loài thảo dược ít người biết đến, thường mọc dại ở trong rừng, đồi núi và có thể thu hái quanh năm vào làm thuốc cũng như thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khoẻ, phòng và chữa bệnh cho nhân dân. - Kết quả của đề tài sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chức năng dưới hình thức chuyển giao trực tiếp báo cáo về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để tiếp tục mở rộng khả năng ứng dụng loài dược liệu này.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Đề tài nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính chống oxy hoá từ Sâm đá – Myxopyrum smilacifolium được thu hái tại vườn Quốc Gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có thể làm phong phú thêm kho tàng tri thức dược liệu của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, cho nhân dân khi được sử dụng rộng rãi và tiến tới tạo ra những sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng đặc trưng thay thế cho một số loại thuốc hóa dược truyền thống... cũng như mang lại hiệu quả xã hội sâu sắc trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cộng đồng. - Hiệu quả xã hội của giải pháp dự thi còn được thể hiện thông qua các sản phẩm khoa học cũng như sản phẩm đào tạo thực hiện được trong thời gian thực hiện đề tài. + Đối với nhóm sản phẩm khoa học, đã công bố 06 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Trong đó, có 03 bài báo quốc tế (01 bài báo đăng trên tạp chí ASC Omega (WoS/Scopus Q1), 01 bài báo đăng trên tạp chí Bioactive Carbohydrates and Dietary Fibre (Scopus Q2), 01 bài báo đăng trên tạp chí Natural Product Research, (WoS/Scopus Q2)) và 03 bài báo trong nước thuộc danh mục được tính điểm của HĐGSNN (02 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học tự nhiên, Đại học Huế và 01 bài báo trên tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng). + Đối với nhóm sản phẩm đào tạo, đã đào tạo 02 Thạc sĩ bảo vệ thành công theo hướng đề tài, đạt kết quả tốt, đã được cấp bằng thạc sĩ năm 2022 và năm 2023 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email