HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÉM (ALLIUM SCHOENOPARASUM) HỮU CƠ KẾT HỢP TƯỚI PHUN MƯA TRÊN ĐẤT CÁT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Trần Thị Ánh Tuyết, Trương Thị Diệu Hạnh, Hồ Công Hưng

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 102 Phùng Hưng, Phường Đông Ba, TP. Huế, Thừa Thiên

Tính mới của giải pháp

Tính mới của nghiên cứu này là áp dụng quy trình ném hữu cơ kết hợp tưới phun trên đất cát nghèo dinh dưỡng nhằm thích ứng trong điều kiện thay đổi của khí hậu đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn, đồng thời phù hợp với Đề án nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ. Nghiên cứu ưu tiên sử dụng các nguồn vật liệu hữu cơ để hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục nhược điểm của đất cát nói riêng và các loại đất nghèo dinh dưỡng nói chung hướng tới canh tác cây trồng bền vững và hiệu quả hơn cho nông dân. Với phương pháp canh tác này là sự kết hợp giữa biện pháp truyền thống (sử dụng phân hữu cơ và vật liệu hữu cơ sẵn có) kết hợp biện pháp hiện đại (tưới phun mưa) sẽ giúp người nông dân tiết kiệm công lao động và chi phí sản xuất.

Tính sáng tạo

Thừa Thiên Huế có diện tích canh tác cây ném (hơn 150 ha) tương đối lớn, tập trung ở các huyện như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc...và tỉnh đã có chủ trương xây dựng Đề án nông nghiệp hữu cơ trên toàn tỉnh nên kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở và tài liệu để các vùng sản xuất ném có thể ứng dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, các vùng sản xuất ném lân cận như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị có truyền thống sản xuất cây ném có thể ứng dụng quy trình này. Quy trình trồng ném hữu cơ của tác giả đã được chuyển giao cho HTX hữu cơ Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Mô hình sản xuất ném hữu cơ kết hợp tưới phun mưa đã được thử nghiệm và được đánh giá mang lại năng suất tốt trên trên đất cát tại HTX Saemaul Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Hiệu quả kinh tế xã hội

hình canh tác hữu cơ kết hợp phương pháp tưới phun mưa cho thu nhập bình quân khoảng 123 triệu/ha, cao hơn mô hình truyền thống lãi ròng khoảng 77,5 triệu/ha. Cao hơn so với các loại cây rau màu khác như khoai lang, ớt, dưa hấu... Hiệu quả xã hội và môi trường: Canh tác hữu cơ kết hợp tưới phun mưa trên đất cát, có thể tận dụng các nguồn vật liệu hữu cơ như rơm rạ, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế dư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường, đem lại chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng ném sẽ hạn chế được diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng bị bỏ hoang, mang lại công ăn việc làm cho người dân. Hướng đến tạo ra các sản phẩm sạch, và chất lượng nâng cao đời sống cho người dân.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email