Kinh tế nông nghiệp của huyện Quảng Điền trong những năm trở lại đây đã có những bước biến chuyển khá mạnh góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đó là nhờ thành tựu của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề môi trường trong nông nghiệp đang nảy sinh nhũng bức xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường nông thôn. Để hạn chế những tác động không tốt của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, huyện Quảng Điền cần có những giải pháp thiết thực.
Trong những năm qua, để đảm bảo năng suất cây trồng, bà con nông dân đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tố lớn để phun xịt phòng trừ sâu bệnh. Trong khi đó hầu hết bà con nông dân chưa qua khoá đào tạo, tập huấn nào về kỹ thuật sử dụng thuộc bảo vệ thực vật một cách an toàn. Mặt khác, một bộ phận nông dân vì nguồn lợi kinh tế trước mắt đã sử dụng các chất kích thích để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây trồng, dẫn đến dự lượng hóa chất tồn đọng trong thực phẩm và môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Thực tế cho thấy, mỗi vụ sản xuất lúa từ khi gieo sạ đến thu hoạch người nông dân phải sử dụng rất nhiều loại thuốc phòng trừ sâu bệnh và phân bón cùng các chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc hoá học khác. Một điều đang lưu ý là người dân đã sử dụng các lọai thuốc, hóa chất phòng trừ sâu rầy trong khi lúa đang thời kỳ thụ phấn và chuẩn bị chín. Đây là thời gian thực phẩm rất dễ hập thụ các hóa chất gây nên độc hại trong thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó ý thức của người dân trong việc sử dụng bảo quản các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa cao, những dụng cụ chứa đựng thuộc trừ sâu sau khi đã sử dụng không được thu gom xử lý đúng quy trình mà ném bừa bãi trên đồng ruộng làm cho môi trường thêm ô nhiểm nghiêm trọng.
Trong chăn nuôi, đang gia tăng về quy mô số lượng theo hình thức gia trại, thủ công nên giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi không được tiến hành đồng bộ cũng đang nảy sinh những vấn đề bức xúc về môi trường. Các sản phẩm phụ của quá trình chăn nuôi là phân và nước thải tuy chứa các thành phần NPK rất hữu ích cho cây trồng, nhưng chính nguồn chất thải này lại sản sinh ra các khí gây ô nhiễm không khí và môi trường sống của con người và vật nuôi. Tại địa bàn xã Quảng Phước, toàn xã có hơn 700 hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó chỉ có 15% hộ có sử dụng hầm khí sinh học biogas, tất cả các hộ còn lại số lượng phần chuồng đều thải ra môi trường tư nhiên. Chính điều nay dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, tiến tới xây dựng môi trường trong sạch, thực phẩm an toàn, huyện Quảng Điền triển khai nhiều giải pháp như đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về các biện pháp xử lý bảo quản và sử dụng các loại hóa chất nói chung thuốc bảo vệ thực vật nói riêng, tổ chức tập huấn sản xuất nông nghiệp an toàn, như đẩy mạnh việc sử dụng chế phẩm sinh học EM vào sản xuất nông – ngư nghiệp, mở rộng các mô hình sản xuất lúa IPM, mở rộng mô hình sản xuất lúa 3 tăng, ba giảm, mở rộng mô hình trồng rau an toàn v.v… Bên cạnh đó hàng năm huyện Quảng Điền cũng đã tập trung tuyên truyền khuyến khích vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, những năm trở lại đây, các địa phương đã khuyến khích vận động bà con nhân dân thực hiện phương châm chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đến nay hầu hết các hộ dân đều sử dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, đặc biệt những trang trại chăn nuôi gia cầm lớn trên vùng rú cát như trang chăn nuôi gia cầm Chương – Trang, trang trại chăn nuôi gia cầm Khân – Bi. Nhiều trang trang trại đã xây dựng quy trình trang trại an toàn sinh học. Đây chính là những yếu tố góp phần xây dựng môi trường trọng sạch. Đến các trang trai này, mặc dù số lượng gia cầm khá lớn nhưng với quy trình kỹ thuật và công nghệ xử lý tốt nên chúng ta không cảm thây mùi hôi từ phân và các thực ăn dư thừa như thời gian trước đây mà thay vào đó là cảnh quan thoáng đảng sạch đẹp. UBND huyện đã xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi “sạch”, hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi, quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi. UBND huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn vẫn đang ở mức báo động. Đây là bài toán đang được các cấp các ngành trên địa bàn huyện quan tâm tìm biện pháp tháo gỡ.
Công Cường
ĐINH VĂN CHUNG