Giảm thiểu rác thải nhựa trong nông nghiệp- ứng dụng biện pháp kỹ thuật bọc trái cây (thanh trà) bằng các vật liệu tái sử dụng

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Vật liệu, hóa chất, năng lượng

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Dương Ngọc Phước, Phạm Quyền, Nguyễn Quang Cơ, Nguyễn Thị Bích Tuyết, Lê Văn Chúng

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Hội Nông dân thành phố Huế và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 02 Lê Hồng Phong

Tính mới của giải pháp

để có thể giảm thiểu được rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, giảm tỉ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực và có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân là một khía cạnh được quan tâm hiện nay. Trong canh tác cây ăn quả, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò khá quan trọng. Việc bao quả khi trồng cây giúp trái cây cũng không bị côn trùng, sâu (sâu đục trái, bọ xít, ruồi đục quả, nhện đỏ…) cắn, chích và làm vỏ trái cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn, không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị cháy nắng, không làm thay đổi chất lượng trái. Bao quả cũng làm giảm tỉ lệ quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng. Các loại bao quả hiện nay được sử dụng phổ biến như túi nilong, túi vải không dệt được sử dụng rộng rãi nhưng độ bền không cao, khả năng kiểm soát độ ẩm kém, dễ dấn tới ẩm mốc gây ảnh hưởng đến hình dạng quả. Túi vải tận dụng từ áo , vải cũ có thời gian sử dụng dài hơn so với túi nilong và túi vải không dệt, kiểm soát tốt ẩm độ nên cho chất lượng mẫu mã quả đẹp hơn. Túi vải sử dụng từ vải áo cũ không những là vật liệu hữu hiệu trong việc bảo vệ quả đồng thời hạn chế được rác và hạn chế được sử dụng túi nilong, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Tính sáng tạo

Kết quả thử nghiệm sau hơn 2 năm trên vườn cây ăn quả cho thấy: Bao quả bằng túi vải tự chế có hiệu quả hơn hẳn so với sử dụng bao quả bằng túi nilong và túi vải không dệt. Việc thay thế bao quả bằng nilong, túi vải không dệt đã làm giảm lượng rác nhựa thoát ra môi trường trong quá trình sản xuất hàng năm. Quả bưởi, thanh trà khi được bọc bằng túi vải cho ra chất lượng quả, mẫu mã quả tốt hơn với vỏ quả đẹp và tỉ lệ sâu bệnh do ruồi đục quả, nhện… là không có. Quả cho giá trị kinh tế cao hơn so với trước đây. Tỉ lệ quả hao hụt rất ít. Túi vải sử dụng bền hơn khi so sánh với túi nilong và túi vải không dệt. Từ hiệu quả thử nghiệm này, việc áp dụng túi vải để bao quả cây bưởi, thanh trà có thể được áp dụng rộng rãi. Đây là giải pháp có thể thực hiện được ở các vùng trồng cây ăn quả ở tỉnh Thừa Thiên Huế với tính hiệu quả cao, tối ưu trong việc bảo về môi trường, hạn chế các loại rác thải nhựa và thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại sâu, bệnh hại trong canh tác cây ăn quả. Với thử nghiệm thành công và được người dân áp dụng rộng rãi ở Hương Thọ hiện nay, sáng kiến tận dụng vải, áo cũ để làm túi vải bao quả có thể được áp dụng và triển khi rộng rãi qua các mô hình được thực hiện bởi hội Nông dân trên địa bàn

Hiệu quả kinh tế xã hội

Về kinh tế Theo các so sánh và đánh giá của người dân: Túi vải không dệt có giá bình quân từ 1.000 – 1.250 đồng/cái và có thể sử dụng từ 1 – 2 lần. Túi vải bao quả từ áo cũ có độ bền cao hơn và ít bị hư hỏng, có thể sử dụng từ 3-5 năm tuỳ thuộc ảnh hưởng của thời tiết. Ngoài ra, tận dụng vải, áo cũ nên người dân không tốn tiền mua nguyên liệu mà chỉ tốn công may túi vải (người dân có thể chủ động, không tốn kinh phí), nếu thuê ngoài, chi phí từ 800-1000 đồng/ túi. Về hiệu quả xã hội: Tận dụng được vải, áo cũ để tạo ra sản phẩm sử dụng hiệu quả trong bao trái cây ăn quả, tận dụng được vật liệu và tái chế vải, áo cũ để sử dụng cho trồng cây ăn quả. Về hiệu quả môi trường: Sử dụng túi vải bao quả, hạn chế sử dụng túi nilong sẽ giảm thiểu được rác thải nhựa và vi nhựa phát thải trong sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Hiệu quả kinh tế và xã hội đã được chứng minh qua mô hình trình diễn của Hội nông dân xã Hương Thọ và có tính lan tỏa lớn nên sáng kiến áp dụng bao quả có tính khả thi cao. Người trồng cây ăn quả dễ áp dụng
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email