Nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ Na (Annonaceae) ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Đinh Diễn, Đoàn Quốc Tuấn, Trần Minh Đức, Nguyễn Hợi

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: Thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh dữ liệu về tính đa dạng thành phần loài thuộc họ Na (Annonaceae) ở Khu bảo Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua các chỉ tiêu về hình thái và so sánh với các nghiên cứu trước đây đã xác định và định danh được 35 loài, 13 chi thuộc họ Na, trong đó có 1 chi và 9 loài bổ sung cho Danh lục thực vật ở KBT Sao La năm 2018. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã phát hiện và công bố 01 loài mới có tên Dị hùng sao la (Heterostemma saolaense Rodda & T.A.Le) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) trên tạp chí chuyên ngành Taiwania 67(2): 235‒238, 2022 (DOI: 10.6165/tai.2022.67.235) góp phần bổ sung giá trị đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Loài mới được mô tả và đặt tên theo KBT Sao La, nơi duy nhất phát hiện sự hiện diện của loài này cho đến nay. Công bố 1 bài báo có tiêu đề “Đa dạng họ Na (Annonaceae) ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế trên Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tập 7 số 2 năm 2023

Tính sáng tạo

Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen thực vật rừng nói chung và bảo tồn, phát triển bền vững 5 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc họ Na đã xác định nói riêng tại Khu bảo tồn Sao La Là một tài tiệu tham khảo sử dụng cho việc tra cứu, nhận biết các loài thực vật thuộc họ Na ở Khu bảo tồn Sao La phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học

Hiệu quả kinh tế xã hội

Về giá trị sử dụng, họ Na là một họ lớn có công dụng về nhiều mặt như: lấy gỗ, làm thực phẩm, làm cảnh, lấy tinh dầu và đặc biệt có giá trị làm thuốc. Kết quả nghiên cứu tại Khu bảo tồn Sao La đã xác định được 28 loài cho tinh dầu, 16 loài làm thuốc, 5 loài làm cảnh, 5 loài lấy gỗ, 2 loài cho quả ăn được và 4 loài chưa biết từ đó làm cơ sở khoa học bước đầu phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất như Nông - Lâm nghiệp, Dược học, Tài nguyên thực vật…
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email